Nguyễn Quang Diệu (Ảnh do nhân vật cung cấp). |
Năm 2000, khi làm thực tập sinh sau tiến sĩ tại một trường ĐH ở Thụy Điển, Quang Diệu đã phát hiện ra một “lỗ hổng” trong chứng minh định lý về tính liên tục của hàm cực trị với kỳ dị siêu mặt.
Được sự khuyến khích của một giáo sư trong trường, anh đã đầu tư toàn bộ thời gian ở Thụy Điển nhằm khắc phục “lỗ hổng” kể trên. Gần ba năm sau, tiến sĩ trẻ người Việt đã đạt được kết quả này tại lễ bảo vệ luận án tiến sĩ Habilitation (tiến sĩ khoa học) tại Pháp vào năm 2006. Các giáo sư phản biện đã đánh giá, trong số các nghiên cứu của anh, bài về tính liên tục của hàm cực trị là có giá trị nhất.
Cả đêm hôm trước, Quang Diệu không ngủ được vì tự? “phản biện” cho công trình của mình. Quang Diệu tâm sự, anh có được thành quả như ngày hôm nay phần quan trọng là nhờ vào sự dưỡng dục của cha mẹ và người bạn đời mới cưới mà anh phải để lại nơi quê nhà để sang nước bạn học tập, nghiên cứu.
Quang Diệu dành phần lớn thời gian làm việc ở VN (Đại học Sư phạm Hà Nội) và thường chỉ đi nước ngoài ngắn hạn để trao đổi, học hỏi các hướng nghiên cứu mới với các đồng nghiệp. Hiện nay Quang Diệu đang công tác ở viện Max-Planck, CHLB Đức.
Tết này, Quang Diệu sẽ về nhà, cố gắng học thêm để khắc phục những “mảng tối” trong kiến thức của mình, bắt tay vào nghiên cứu những đề tài mới phục vụ cho công việc hướng dẫn nghiên cứu sinh ở trong nước. Quang Diệu bật mí: Ước mơ lớn nhất của tôi là xây dựng được một nhóm nghiên cứu toàn người Việt, được các chuyên gia trong nước và ngoài nước biết đến.