GS Katalin Kariko: Tôi không nghĩ mình là người hùng

0:00 / 0:00
0:00
TP - GS Katalin Kariko, Phó Chủ tịch cấp cao của BioNTech, người đặt nền móng cho công nghệ mRNA làm nên các loại vắc xin Pfizer/Moderna phòng COVID-19 chia sẻ một số thông tin khi bà đang có mặt tại Việt Nam tham dự Tuần lễ VinFuture.

Khi được hỏi về công trình nghiên cứu mRNA đã giúp nhân loại có thể chống lại đại dịch COVID-19, GS Kariko nói, bà không nghĩ mình là người hùng, cũng không nghĩ làm vắc xin để trở thành người hùng. “Tôi nghĩ những người đang thực hiện công việc chống COVID ở nhiều nơi trên thế giới mới là những người hùng thực sự”.

Time vinh danh Katalin Kariko là người hùng của năm

Tạp chí Time (Mỹ) đã mở rộng việc bình chọn, vinh danh “nhân vật của năm” thêm một hạng mục là “người hùng của năm”. Danh hiệu “người hùng của năm 2021” được cho các nhà khoa học đã phát triển vắc xin phòng COVID-19. Bốn nhà khoa học, Kizzmekia Corbett, Barney Graham, Katalin Kariko và Drew Weissman, đã được Time chọn làm đại diện cho các nhà nghiên cứu vắc xin, xuất hiện trên trang bìa của tạp chí.

Thái An

Là con gái một người bán thịt ở thị trấn nhỏ Kisujszallas, Hungary, GS Kariko được biết đến với hành trình theo đuổi đam mê đầy nghị lực. Bà cùng chồng và con đến Mỹ với tài sản duy nhất là một chiếc ô tô cũ. Ý tưởng về việc chèn đoạn RNA thông tin (mRNA) vào tế bào của bà và cộng sự bị coi là viển vông trong nhiều năm trước.

GS Katalin Kariko: Tôi không nghĩ mình là người hùng ảnh 1

GS Kariko

Khi nghiên cứu đang tiến triển, GS Kariko gặp một cú sốc khác là vị cộng sự rời bỏ nghiên cứu khiến bà phải tự xoay xở trong điều kiện không phòng thí nghiệm, không hỗ trợ tài chính. Quá trình kêu gọi tài trợ cho dự án cũng liên tiếp gặp thất bại. Chỉ tới năm 2005 khi nghiên cứu có đột phá, tất cả thế giới mới bắt đầu thừa nhận về mRNA. Đó là công nghệ đã giúp nhân loại có được vắc xin Pfizer và Moderna chống lại đại dịch COVID-19 đang hoành hành toàn cầu.

GS Kariko cũng phải vượt qua một trong những khó khăn lớn khi bị chẩn đoán mắc ung thư, bị buộc phải rời khỏi Đại học Pennsylvania vì kết quả nghiên cứu không tốt.

Qua nhiều khó khăn trên con đường nghiên cứu, GS Kariko cho rằng, xuất phát điểm từ đầu không quan trọng, quan trọng nhất là bạn phải luôn cố gắng phấn đấu. “Tôi sinh ra trong một gia đình thiếu cả nước sạch, tôi không có gì khác biệt, không có kỹ năng, đơn thuần là cố gắng phấn đấu”, GS Kariko kể.

GS Kariko cho rằng, phụ nữ làm khoa học cũng có những khó khăn như việc sinh nở, chăm sóc gia đình ảnh hưởng đến thời gian dành cho nghiên cứu. Tuy nhiên, nếu có được sự hỗ trợ tốt, người phụ nữ có thể vươn tới điều mà mình mong muốn, cả trong khoa học cũng vậy.

Bà cũng chia sẻ thêm rằng, trong một thế giới luôn biến động và thay đổi nhanh chóng thì làm khoa học là đi giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Thực tế, công nghệ mRNA do bà và các cộng sự phát triển đã được ứng dụng nhiều trong y khoa, tuy nhiên mọi người chỉ biết nhiều đến công nghệ này qua hai loại vắc xin Pfizer và Moderna.

Với những đóng góp cho khoa học, bà được vinh danh với Giải thưởng Princess of Asturias, Giải thưởng Vilcek cho Sự xuất sắc trong Công nghệ Sinh học, Giải thưởng Breakthrough trong Khoa học Đời sống. Công trình nghiên cứu về mRNA của bà cũng là một trong những đề cử của Giải thưởng VinFuture lần thứ Nhất sẽ được trao giải vào tối nay (20/1) với giải thưởng chính lên tới 3 triệu USD.

MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.