Truyền thông thế giới hướng tâm điểm đến Lễ trao giải VinFuture

0:00 / 0:00
0:00
Trước thời khắc vinh danh các nhà khoa học kiệt xuất vào tối 20/ 01/2022 tại Hà Nội, truyền thông quốc tế đã dành nhiều bài viết bày tỏ kì vọng về sự đóng góp của Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture để giải quyết những thách thức của thế giới.

VinFuture: Chìa khóa để nhân rộng thay đổi tích cực

Kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ CNBC mới đây đã có bản tin phỏng vấn Sir Richard Friend, Giáo sư Trường đại học Cambridge (Anh) nói về VinFuture - một giải thưởng có quy mô toàn cầu xuất phát từ Việt Nam.

“Đây là một lời khẳng định mạnh mẽ nỗ lực của Việt Nam nhằm đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu”, GS Richard Friend nói trên CNBC.

Truyền thông thế giới hướng tâm điểm đến Lễ trao giải VinFuture ảnh 1

Giáo sư Sir Richard Friend - Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture.

Nói riêng về VinFuture - nơi ông đang tham gia với tư cách Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng, theo vị giáo sư, đây là hội đồng gồm rất nhiều chuyên gia từ nhiều lĩnh vực. Chính sự đa dạng này đã giúp cho hội đồng có thể xem xét và đánh giá theo các tiêu chí phù hợp với nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau.

Vị giáo sư đánh giá cao ý nghĩa của Giải thưởng VinFuture. Theo ông, nhân loại phải đối mặt với những thách thức to lớn và VinFuture đang đóng góp vào giải quyết những vấn đề cấp bách này. “Việc nhân rộng những thay đổi tích cực để tạo ảnh hưởng trên toàn cầu là một yếu tố rất quan trọng để hướng tới một tương lai bền vững”, kênh truyền hình trích lời phỏng vấn GS Richard Friend.

The Independent - tờ báo uy tín hàng đầu của Anh cũng đăng bài viết của GS Richard Friend thể hiện góc nhìn của nhà khoa học nổi tiếng về khoa học công nghệ - “chìa khóa” mang lại tương lai bền vững cho con người. GS Friend nhận định, để thực sự nắm giữ chìa khóa này, kinh phí nghiên cứu chỉ là một yếu tố. Quan trọng hơn là làm sao khuyến khích được sự đột phá, tạo nền tảng cho những sáng kiến ít được biết đến và VinFuture chính là một ví dụ điển hình.

Theo GS Friend, sức tác động từ những giải thưởng như VinFuture nằm ở khả năng giải quyết hai vấn đề lớn là "trau dồi và nuôi dưỡng sự đổi mới". “Thông qua việc nâng cao nhận thức về những đột phá trong khoa học và công nghệ, chúng ta có thể phá bỏ các rào cản, tạo sự chú ý cho những phát triển mới và truyền cảm hứng cho các thế hệ tương lai”, ông viết.

Truyền thông thế giới hướng tâm điểm đến Lễ trao giải VinFuture ảnh 2

Kì vọng về cuộc cách mạng trong xã hội

Ở góc độ khác, Tạp chí Education Technology (Anh) đăng tải bài viết của Giáo sư Jennifer Tour Chayes (Giáo sư chuyên ngành Kỹ thuật điện và Khoa học máy tính, Thông tin, Toán học và Thống kê tại Đại học California Berkeley, Mỹ) nói về sự khác biệt VinFuture khi dành riêng Giải Đặc biệt cho những nhà khoa học nữ.

Đây là điều vô cùng ý nghĩa bởi bà chỉ ra vấn đề đáng lưu tâm là sự thiếu vắng hoàn toàn nữ giới trong số những người đoạt giải Nobel khoa học gần đây. Và, thực tế, dù rất nhiều nhà khoa học kì cựu nhất thế giới là nữ nhưng nhiều phân ngành khoa học trong nhóm STEM (khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán) vẫn chủ yếu là nam giới.

“Điều đầu tiên và quan trọng nhất, thiếu đi nữ giới cũng là thiếu đi một nửa nhân tài trên thế giới này. Sự thiếu đa dạng ấy cũng hạn chế những góc nhìn, quan điểm mà phụ nữ có thể mang lại. Khi hạn chế lực lượng nhân tài, chúng ta đang tự hạn chế khả năng giải quyết các thách thức”, bà chỉ ra.

Truyền thông thế giới hướng tâm điểm đến Lễ trao giải VinFuture ảnh 3

Giáo sư Jennifer Tour Chayes

Với VinFuture, bà đặt kì vọng, giải thưởng sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong xã hội khi công nhận và vinh danh các nhà khoa học nữ, từ đó tiếp lửa cho những tài năng mới và truyền cảm hứng cho phụ nữ trẻ theo đuổi sự nghiệp và thành công trong các ngành khoa học STEM (chương trình giảng dạy trang bị những kiến thức, kĩ năng tích hợp về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học, nhằm áp dụng giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày - pv).

Giáo sư Jennifer Tour Chayes cũng nhắc tới Giải Đặc biệt của VinFuture dành cho các nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển - những người thường không được công nhận xứng đáng vì tiếng nói của họ không được lắng nghe rộng rãi.

Nhìn rộng hơn, theo bà, không giống như các giải thưởng khoa học khác, VinFuture chú trọng đến các thành tựu khoa học có tính thiết thực với nhân loại. “Mặc dù thế giới đã có những giải thưởng khoa học uy tín nhưng không có nhiều giải thưởng đề cao những thành tựu khoa học công nghệ có khả năng trực tiếp kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Yếu tố này rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự đa dạng của cộng đồng khoa học, mở rộng cơ hội cho các nhà khoa học đổi mới sáng tạo trong tương lai”, GS Chayes bình luận.

4 hoạt động chính của Tuần lễ khoa học VinFuture:

- Ngày 18/1: Giao lưu cùng Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng Sơ khảo

- Ngày 19/1: Tọa đàm “Khoa học vì Cuộc sống”

- Ngày 20/1: Vào 20h10, Lễ Trao giải VinFuture lần thứ nhất sẽ chính thức diễn ra và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, cùng các nền tảng mạng xã hội lớn trong nước và quốc tế

- Ngày 21/1: Giao lưu cùng chủ nhân Giải thưởng VinFuture

Để đảm bảo an toàn cho sự kiện tầm cỡ thế giới, ban tổ chức đã có phương án kiểm soát và xét nghiệm Covid-19 cho các khách mời tham gia theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất.
MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.