Gỡ rối dạy học tích hợp: Giáo viên nói gì?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Theo nhiều giáo viên, việc Bộ GD&ĐT đưa hướng dẫn tháo gỡ dạy học tích hợp khó khăn cho các trường vẫn chỉ là bước đầu vì 2 vấn đề giáo viên và chương trình thì Bộ chưa tháo gỡ nổi.
Gỡ rối dạy học tích hợp: Giáo viên nói gì? ảnh 1
Một tiết học môn khoa học tự nhiên lớp 7

Dạy học tích hợp ở bậc THCS được coi là điểm mới trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. Tuy nhiên, sau hai năm triển khai, giáo viên, hiệu trưởng nhiều nơi kêu vướng, khó. Chính lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng thừa nhận dạy học tích hợp là điểm nghẽn và mới đây có hướng dẫn tháo gỡ khó khăn cho các trường.

Mới đây, Bộ GD&ĐT có hướng dẫn kế hoạch dạy học các môn tích hợp, hoạt động trải nghiệm nhằm tháo gỡ khó khăn cho các nhà trường. Cụ thể, đối với môn Khoa học tự nhiên, Bộ GD&ĐT yêu cầu, các trường phân công giáo viên bảo đảm sự phù hợp về chuyên môn được đào tạo với nội dung dạy học được phân công theo các mạch nội dung. Khi bố trí giáo viên dạy học từ 2 mạch nội dung hoặc toàn bộ chương trình môn học, phải thực hiện từng bước, bảo đảm yêu cầu về chuyên môn của giáo viên để bảo đảm chất lượng dạy học.

Bà N.T.T., hiệu trưởng một trường THCS tại Hà Nội, nói rằng, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT có phần tháo gỡ cho trường học đang chưa biết xoay xở thế nào với dạy học tích hợp.

Giáo viên kêu vẫn rắc rối

Cô Nguyễn Thị Hương Ly, giáo viên môn Địa lý trường THCS Minh Khai, Hà Nội chia sẻ, công văn hướng dẫn mới của Bộ GD&ĐT cho giáo viên biết giới hạn mỗi chương bao nhiêu tiết rất rõ ràng, không như trước ai thích dạy thành mấy tiết cũng được.

Cô Ly cũng cho biết, một số nội dung đã thực hiện rồi nhưng bây giờ mới có công văn. Ví dụ, với địa lý 7, ở phần nội dung về Châu Âu theo mấy năm trước chúng tôi xây dựng 8 tiết thì theo công văn mới bây giờ là 6 tiết.

Tuy nhiên, khi có công văn này, cô Ly cho rằng, giáo viên như cô sẽ gặp rắc rối về xây dựng kế hoạch. Mặt khác, theo hướng dẫn này, mỗi đợt kiểm tra đều có tiết ôn tập, còn theo kế hoạch trước thì cả năm học chỉ có 1 tiết ôn tập mà thôi.

Bà Phạm Thị Thịnh, phó hiệu trưởng trường THCS ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội chia sẻ, với hướng dẫn gỡ rối hôm 24/10 của Bộ GD&DT về dạy học tích hợp, Bộ đã tháo gỡ khó khăn cho các nhà trường.

Tuy nhiên, bà Thịnh chia sẻ, thực tế các trường đã làm như vậy rồi trước khi nhận được bản hướng dẫn. Bà Thịnh cho biết, năm học này đối với lớp 8 hầu hết các trường huyện Phú Xuyên đều dạy đồng thời các phân môn ở cả 2 môn tích hợp, nên việc kiểm tra thường xuyên giáo viên đang làm đều như "tháo gỡ" của Bộ. Việc kiểm tra định kỳ cũng vậy, không có gì khác.

Tuy nhiên, bà Thịnh cho rằng, môn tích hợp hiện tại đối với lớp 8 chỉ còn là tên môn.

“Tôi cho rằng, kể cả giáo viên có đủ năng lực để dạy tích hợp thì học sinh vẫn không được lợi vì mạch nội dung là cuốn chiếu, không có sự đan xen hay tích hợp đúng nghĩa.

Bà Thịnh chỉ ra, việc cản trở dạy tích hợp vấp phải khó khăn đó là giáo viên và chương trình.

Bà Thịnh cho rằng, một giáo viên đào tạo 3- 4 năm như chương trình của CĐSP Hà Tây ngày xưa các chị học thì tối đa chỉ đảm nhận được 2 phân môn nhưng cũng có môn là mạnh, môn yếu hơn huống chi giờ chỉ bồi dưỡng vài ba tháng mà dạy được cả 3 phân môn lý, hóa, sinh thì quá khó.

Hơn nữa, theo bà Thịnh, khi bồi dưỡng, giáo viên cũng là giảng viên đơn môn, chưa có giảng viên dạy tích hợp thì cũng khó để bồi dưỡng ra được giáo viên dạy tích hợp.

“Tôi và nhiều giáo viên không dám tin với cơ sở vật chất chưa đủ đảm bảo, đội ngũ giáo viên chưa đủ và vấn đề cốt lõi là chương trình như vậy giờ sẽ không dám tin sẽ làm được”- bà Thịnh chia sẻ.

Bởi theo bà Thịnh, như phân môn hóa, học sinh học dồn 4 tiết/tuần rồi nghỉ, sang năm học sinh nhớ sao nổi khi không có sự nhắc lại. Trong khi đó, khi học sinh lên lớp 10 lại là các môn tự chọn lí, hóa, sinh. Nhiều kiến thức hay ở chương trình cũ đã bị cắt bỏ, dạy không ra được bản chất và liên hệ.

“Tôi đã từng đi các buổi tập huấn và khi hỏi tiến sĩ là giáo viên về tập huấn cho chúng tôi họ trả lời: chương trình là của Bộ, chúng tôi chỉ viết theo”- bà Thịnh nói.

Một giáo viên dạy Hóa của Hà Nội cho biết, thầy ủng hộ chủ trương phải giữ và vẫn tiến hành dạy tích hợp ở bậc THCS.

“Việc hướng dẫn ngày hôm 24/10 đã cụ thể hóa quyết tâm đó. Điều này có mặt tích cực nhưng cũng có những mặt chưa tích cực.

Cụ thể, ở mặt chưa tích cực, vấn đề chương trình học và giáo viên chưa thực sự đáp ứng được của việc dạy tích hợp dẫn đến chưa hiệu quả. Mặt khác, không phủ nhận tồn tại thực trạng một số giáo viên nhiều tuổi, chậm bắt kịp yêu cầu đổi mới.

“Với mức lương đãi ngộ hiện tại và chương trình còn chưa tốt thì khó có thể dạy tích hợp hiệu quả”- thầy giáo này cho biết.

MỚI - NÓNG
Công nương Nhật Bản qua đời
Công nương Nhật Bản qua đời
TPO - The Japan Times đưa tin Công nương Yuriko của Hoàng gia Nhật Bản vừa qua đời ở tuổi 101 vì bệnh viêm phổi. Bà không xuất hiện trước công chúng kể từ sự kiện chào năm mới 2024. 
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
TPO - Sáng nay (15/11), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh theo giá thế giới. Giá vàng nhẫn giảm từ 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/lượng về mốc 81 - 82 triệu đồng/lượng, tuỳ từng thương hiệu vàng.