Trong bối cảnh kinh tế suy thoái kéo theo mức chi tiêu chung của cả nước giảm, nhiều người trẻ Hàn Quốc vẫn quyết không từ bỏ đam mê hàng hiệu.
Kim (23 tuổi, từ chối tiết lộ tên đầy đủ) chi 700 won (0,6 USD) để mua giăm bông và một hộp cá ngừ sốt mayonnaise. Đó là bữa trưa vừa rẻ vừa có sẵn trong các cửa hàng tiện lợi mà anh thường ăn.
Với khoản tiền tiết kiệm được từ những bữa ăn giá rẻ, chàng sinh viên ngoài 20 tuổi đã mua đôi giày Off-White có giá hơn 1 triệu won (865 USD) mà không hề do dự.
Với khoản tiền tiết kiệm được từ những bữa ăn giá rẻ, chàng sinh viên ngoài 20 tuổi đã mua đôi giày Off-White có giá hơn 1 triệu won (865 USD) mà không hề do dự.
Trong bối cảnh kinh tế suy thoái kéo theo mức chi tiêu chung của cả nước giảm, nhiều người trẻ Hàn Quốc không từ bỏ đam mê mua hàng hiệu. Ảnh: AFP.
Kim chỉ là một trong hàng nghìn thanh niên thuộc thế hệ Millennials (những người sinh từ 1981-1996) tại Hàn Quốc đang có cách chi tiêu cực đoan như vậy. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái kéo theo mức chi tiêu chung của cả nước giảm, nhiều người trẻ Hàn Quốc sẵn sàng nhịn ăn để mua hàng hiệu. Theo dữ liệu được công bố bởi cửa hàng bách hóa Shinsegae ngày 8/11, doanh số bán các mặt hàng xa xỉ tăng 31,6% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số bán các mặt hàng xa xỉ được mua bởi người tiêu dùng ở độ tuổi 20 tăng 84,4% trong cùng kỳ. Các thương hiệu như Balenciaga, Gucci và Off-White đều có doanh số tăng vọt. Một quan chức giấu tên của cửa hàng bách hóa Shinsegae cho biết 30% doanh số bán hàng của họ thuộc về người tiêu dùng VIP trong độ tuổi 20 và 30.
Doanh số bán các mặt hàng xa xỉ được mua bởi người tiêu dùng ở độ tuổi 20 tăng 84,4% trong cùng kỳ. Ảnh: Getty.
Để thu hút những tín đồ hàng hiệu trẻ tuổi này, các cửa hàng bách hóa Hàn Quốc đã tích cực mở rộng dòng sản phẩm thương hiệu xa xỉ và hạ thấp yêu cầu mua hàng để dễ dàng trở thành thành viên VIP. Một quan chức giấu tên của cửa hàng bách hóa Hyundai cho biết giày và hàng may mặc của các thương hiệu xa xỉ mới nổi đều có giá hơn 1 triệu won mỗi món. Đa số người tiêu dùng thích mua trực tiếp ở cửa hàng hơn là trực tuyến. Nhiều người trẻ ở độ tuổi 20 và 30 ngày nay mua các mặt hàng cơ bản như quần jean, áo khoác từ các thương hiệu thời trang bình dân có giá 50.000 won (43 USD) một cặp nhưng sẵn sàng chi số tiền gấp nhiều lần cho các phụ kiện như túi xách, giày dép.
Theo Theo Zing