Giới hạn tuyển dụng là có lý do

Giới hạn tuyển dụng là có lý do
Thực tế nhiều doanh nghiệp đã thẳng thắn từ chối sinh viên của nhiều trường hoặc hệ tại chức thông qua thông báo giới hạn đối tượng tuyển dụng.

 > Quy trình tuyển dụng đang có vấn đề

Nhiều nơi công khai từ chối tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp của cả những trường công lập lẫn ngoài công lập mà họ không tin tưởng. Trong ảnh: phỏng vấn tìm việc làm tại một hội chợ việc làm tại TP.HCM - Ảnh: Như Hùng
Nhiều nơi công khai từ chối tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp của cả những trường công lập lẫn ngoài công lập mà họ không tin tưởng. Trong ảnh: phỏng vấn tìm việc làm tại một hội chợ việc làm tại TP.HCM - Ảnh: Như Hùng.

Trong khi đó, nhiều nơi dù không thông báo công khai nhưng khi tiếp nhận hồ sơ sinh viên tốt nghiệp của những trường “có vấn đề”, họ cũng loại ngay.

Mới đây, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương VN (Vietcombank) thông báo tuyển nhân viên ở nhiều vị trí khác nhau cho các chi nhánh trên cả nước. Vietcombank chỉ định cụ thể ứng viên phải tốt nghiệp từ các trường ĐH Kinh tế quốc dân, Ngoại thương, Ngân hàng, Thương mại và các ĐH danh tiếng nước ngoài.

Riêng tại chi nhánh Đà Lạt, ngân hàng này chỉ tuyển ứng viên tốt nghiệp hệ chính quy từ các trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Ngân hàng TP.HCM, Ngoại thương và Kinh tế - luật (ĐHQG TP.HCM).

Sàng lọc từ đầu

Tương tự, khi tuyển dụng chuyên viên phân tích định lượng, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) yêu cầu cụ thể đối với ứng viên: “Tốt nghiệp ĐH một trong các trường danh tiếng VN (Bách khoa, Khoa học tự nhiên, Kinh tế)”.

Tương tự, hầu hết vị trí tuyển dụng của Viettel đều đưa ra các yêu cầu chung: tốt nghiệp ĐH chính quy các ngành đúng với nhu cầu tuyển dụng.

Riêng vị trí kỹ sư thiết kế phần cứng, ngoài các điều kiện trên, Viettel kèm thêm nội dung: ưu tiên bằng loại khá, giỏi chuyên ngành điện tử viễn thông tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật quân sự. Ngân hàng ACB, Ngân hàng Công thương VN (Vietinbank) thông báo yêu cầu ứng viên phải tốt nghiệp ĐH chính quy từ các trường công lập.

Những giới hạn trong tuyển dụng ngay từ vòng nộp hồ sơ cũng được nhiều doanh nghiệp khác thực hiện. MobiFone (TP.HCM) khi tuyển dụng kỹ sư công nghệ thông tin đã đưa ra yêu cầu ứng viên: tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông hoặc ĐH nước ngoài thuộc nhóm 500 trường ĐH chất lượng hàng đầu thế giới. Hay như VNPT Hà Nội khi tuyển dụng các vị trí đều giới hạn tuyển người tốt nghiệp ĐH ở một số trường ĐH nhất định.

Bà Nguyễn Thị Tố Uyên, giám đốc nhân sự Sacombank, cho rằng việc tuyển chọn cán bộ nhân viên là quyền của tổ chức, doanh nghiệp. Riêng tại Sacombank, việc tuyển chọn theo một số tiêu chí riêng, ứng viên nào đáp ứng tốt những tiêu chí đó sẽ được tuyển dụng. Sinh viên tốt nghiệp trường nào đều có cơ hội như nhau.

Hiện Sacombank nhận hồ sơ của ứng viên đến từ 93 trường ĐH, CĐ và trung cấp chuyên nghiệp, trong đó có nhiều trường ngoài công lập. Nhưng số tuyển dụng được phần lớn từ các trường như ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Kinh tế - luật (ĐHQG TP.HCM), ĐH Ngân hàng...

Mấu chốt là chất lượng

Bà Nguyễn Vũ Vân Anh, chuyên viên tư vấn phát triển nguồn nhân lực Công ty tư vấn Deloitte, khẳng định thực tế một số đơn vị tuyển dụng vẫn thích và ưu tiên tuyển chọn những sinh viên tốt nghiệp từ một số trường ĐH công lập. Bà Vân Anh cho rằng việc các trường chỉ tập trung thu hút thật nhiều sinh viên nhưng đào tạo kém chất lượng, chắc chắn sản phẩm của các trường này sẽ bị cơ quan tuyển dụng từ chối.

Thẳng thắn hơn, ông Đỗ Phước Tống - chủ tịch HĐQT Công ty cơ khí Duy Khánh - cho biết với đặc thù là công ty chuyên về cơ khí, khi tuyển dụng công ty kiểm tra thực tế ứng viên và kết quả là người tốt nghiệp ở một số trường ngoài công lập khá kém. Ông nói thêm thực tế nhiều doanh nghiệp không thông báo thẳng là không nhận ứng viên tốt nghiệp ngoài công lập nhưng những hồ sơ đó sẽ bị loại.

Bà Tố Uyên khẳng định hiện nay các doanh nghiệp rất cần nhân sự có chất lượng. Vì vậy, việc cơ quan đơn vị từ chối tuyển dụng sinh viên một loại hình đào tạo hay của một trường cụ thể nào đó đều có lý do, trong đó tiêu chí về chất lượng luôn rất quan trọng. Như vậy, mấu chốt của vấn đề là chất lượng của ứng viên. Các trường ĐH cần quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo, tự khắc doanh nghiệp sẽ chủ động tìm đến “săn” người...

Nhiều giám đốc nhân sự khẳng định việc họ giới hạn chỉ tuyển sinh viên tốt nghiệp một số trường không nhằm vào việc loại các sinh viên trường ngoài công lập mà còn có cả một số trường công lập. Theo các giám đốc nhân sự này, vấn đề không nằm ở chỗ tốt nghiệp trường công hay ngoài công lập mà là tốt nghiệp trường tốt hay trường không tốt.

Theo Minh Giảng - Trần Huỳnh
Tuổi Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.