Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục: Khả thi đến đâu?

Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người học, người dạy có thể bị phạt từ 20 - 30 triệu đồng. Ảnh: Nguyễn Dũng
Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người học, người dạy có thể bị phạt từ 20 - 30 triệu đồng. Ảnh: Nguyễn Dũng
TP - Bộ GD&ÐT vừa công bố dự thảo Nghị định “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục” với nhiều nội dung mới và mức phạt tăng cao. Trong đó, đáng chú ý là quy định về việc xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người học, người dạy có thể bị phạt từ 20 - 30 triệu đồng, trong khi ở Nghị định 138/2013 NÐ-CP cũng về vấn đề này, mức phạt chỉ từ 5 - 10 triệu đồng.

Dự thảo ngay khi được công bố đã lập tức thu hút dư luận với nhiều ý kiến trái chiều. Theo nhiều nhà giáo, chuyên gia giáo dục, phụ huynh, dự thảo tăng mức phạt cho thấy có tính răn đe, nhưng khi áp dụng vào thực tiễn dễ biến tướng. Nhiều người đề nghị nên quy định cụ thể mức độ vi phạm.

Ủng hộ phạt để răn đe

Chị Lê Thị Thu Hà, phụ huynh có con đang học tại trường THCS Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình, TPHCM cho rằng, nếu dự thảo được áp dụng thì sẽ phần nào ngăn chặn được tình trạng bạo lực học đường. “Đã không phạt thì thôi, còn phạt thì phải thật nặng để răn đe”- chị Hà đề xuất.

Theo chị Hà, không chỉ giáo viên bạo hành học sinh mà học sinh bạo hành học sinh nên cũng mong sao dự thảo thể hiện rõ thêm vấn đề này để răn đe lẫn nhau trong môi trường học đường. “Đã đi học thì tuyệt đối không có bạo hành kể cả lời nói lẫn hành động”, chị Hà nói.

Anh Trần Quang Minh, ngụ quận Tân Phú, TPHCM, cũng ủng hộ tăng mức phạt về hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người học, người dạy lên 20 - 30 triệu đồng. Theo anh Minh, chỉ có cách đánh vào túi tiền thì người ta mới sợ và không làm. “Ở một xã hội hiện đại như hiện nay thì việc xúc phạm danh dự và thân thể là không thể chấp nhận được, đặc biệt, ở môi trường giáo dục thì cần phải thực hiện nghiêm minh”, anh Minh nói.

Về góc độ pháp luật, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TPHCM cho rằng, việc có chế tài và mức phạt đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người học, người dạy là hoàn toàn cần thiết.

“Việc Luật Trẻ em có hiệu lực từ tháng 1/2017 cùng với các chế tài xử phạt người vi phạm lần này sẽ phần nào làm hạn chế việc bạo hành trẻ trong thời gian sắp tới”, luật sư Nữ hy vọng.

Dễ biến tướng

Mặc dù việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục đã có và chỉ tăng nặng mức phạt ở dự thảo mới nhưng nhiều người vẫn băn khoăn về tính khả thi và cho rằng rất dễ biến tướng nếu áp dụng vào thực tiễn.

Thầy Nguyễn Văn Lâm, giáo viên một trường tiểu học ở quận Bình Tân, TPHCM tỏ ra hoang mang về dự thảo mới với mức phạt từ 10 - 30 triệu đồng nếu xúc phạm danh dự, thân thể người học. Với kinh nghiêm dạy tiểu học hơn 20 năm, thầy Lâm công nhận việc đánh và mắng học sinh bây giờ là không còn phù hợp.

“Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có đủ ý thức, có đủ hiểu biết để nghe lời, nhất là trẻ tiểu học, vì thế nhiều khi phải lớn tiếng thì trẻ mới biết sợ và nghe theo. Nhưng với quy định này, thì rõ ràng chúng tôi rất hoang mang, không tính đến chuyện đánh mà chẳng may lớn tiếng cũng bị phạt tiền thì tôi nghĩ không mấy giáo viên đủ bản lĩnh và kỹ năng để dạy hết 1 năm học chứ đứng nói đến dạy cả đời”, thầy Lâm băn khoăn.

Cô Trần Thị Minh Nguyệt, Hiệu trưởng trường Mần non Sen Vàng (quận 8, TPHCM) cho rằng, việc có chế tài và xử phạt giáo viên lẫn học sinh vi phạm là thật sự cần thiết song cần phải cụ thể hóa hành vi nếu không sẽ rất dễ biến tướng. Theo cô Nguyệt, thế nào là xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể cần phải được làm rõ.

“Hằng ngày, giáo viên và học sinh tiếp xúc với nhau thậm chí còn nhiều hơn với cha mẹ nên không tránh khỏi những vui, buồn hay là câu nói đùa giỡn... Nếu chẳng may, vì một lời nói không hay mà một số phụ huynh quan trọng hóa vấn đề lên, quy tội cho giáo viên thì rất thiệt thòi. Do đó, chúng ta cần phải xét đến tính chất vi phạm, động cơ và hậu quả của sự việc trên nhiều góc độ khác nhau để tránh không làm cho giáo viên thêm nhiều áp lực”, cô Nguyệt nói.

Dù ủng hộ chế tài nặng để răn đe đôi bên nhưng luật sư Trần Thị Ngọc Nữ cũng cho rằng phải quy định cụ thể mức độ vi phạm. “Ví dụ, nếu giáo viên và người học vi phạm lần đầu thì phải làm kiểm điểm, cam kết, nếu tái phạm lần 2, lần 3 thì lúc đó mới xử phạt. Chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân để xem đó là hành vi bộc phát hay là có chủ đích thì từ đó mới đưa ra hình phạt, tránh ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của giáo viên, học sinh”, bà Nữ nói.

Dự thảo Nghị định “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục” quy định:

Ðiều 29. Vi phạm quy định về xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Ðiều này.

Ðiều 32. Vi phạm quy định về xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm thân thể người học.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Ðiều này.

4. Hình thức xử phạt bổ sung: Ðình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Ðiều này.

MỚI - NÓNG
Công nương Nhật Bản qua đời
Công nương Nhật Bản qua đời
TPO - The Japan Times đưa tin Công nương Yuriko của Hoàng gia Nhật Bản vừa qua đời ở tuổi 101 vì bệnh viêm phổi. Bà không xuất hiện trước công chúng kể từ sự kiện chào năm mới 2024. 
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
TPO - Sáng nay (15/11), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh theo giá thế giới. Giá vàng nhẫn giảm từ 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/lượng về mốc 81 - 82 triệu đồng/lượng, tuỳ từng thương hiệu vàng.