GS Trương Nguyện Thành 'trượt' hiệu trưởng: Chiếu theo Luật là quá vội

GS Trương Nguyện Thành.
GS Trương Nguyện Thành.
Việc GS Trương Nguyện Thành không đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm Hiệu trưởng ĐH Hoa Sen khiến ông quyết định quay trở lại Mỹ dạy học.  

Một nhà giáo dục không muốn nêu tên cho rằng, việc GS Trương Nguyện Thành "không đủ chuẩn để bổ nhiệm Hiệu trưởng", nếu chỉ chiếu theo Luật là quá vội vàng.

Về pháp lý, Bộ căn cứ các nội dung quy định trong Luật để ra quyết định là hoàn toàn đúng. Nhưng trong trường hợp này, việc thẩm định tham gia quản lý của GS Thành ở cơ sở giáo dục nước ngoài có tương đương với cơ sở giáo dục Việt Nam hay không - lại không nằm trong nội dung Luật và không có một quy định cụ thể nào.

Nếu không nằm trong nội dung Luật thì các văn bản dưới Luật có quy định, hướng dẫn nào cho những trường hợp tương tự như GS Thành hay không? Nếu không có, thì sự ra đi của GS Thành, và có thể còn có những người khác nữa, không chỉ là sự đáng tiếc cho ĐH Hoa Sen mà cho cả ngành giáo dục Việt Nam.

>>>'Giáo sư quần đùi' không đạt chuẩn làm hiệu trưởng ĐH Hoa Sen

Trên trang cá nhân của GS Thành, nhiều đồng nghiệp đã bày tỏ sự tiếc nuối trước việc ông trở về Mỹ

Ông Nguyễn Văn Thăng Long, giảng viên ĐH RMIT cho rằng, việc các cơ quan chức năng nêu lý do hiện chưa có quy định và tiêu chí để xác định mức độ tương đương cấp phòng, khoa của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài với cơ sở giáo dục đại học Việt Nam để không đồng ý bổ nhiệm GS Thành làm Hiệu trưởng ĐH Hoa Sen không chỉ hạn chế một tài năng muốn đóng góp cho giáo dục nước nhà, mà còn cho thấy chủ trương khuyến khích nhân tài người Việt về Việt Nam đóng góp chỉ là "nói cho vui". 

Nhiều người nhận định, với các trường ĐH tư thục, nhất là những trường có chủ trương tự do học thuật và khai phóng như Hoa Sen, nên để họ tự quyết việc lựa chọn Hiệu trưởng. Luật Giáo dục Đại học đang được đưa ra lấy ý kiến để sửa đổi, nên điều chỉnh theo hướng này, đặc biệt là khi việc tự chủ ĐH ngày càng đi vào chiều sâu. Còn không, sinh viên và các nhà trường sẽ mãi thiệt thòi bởi những quy định xa rời thực tế.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, trong hơn 1 năm kể từ khi chính thức nhận lời mời về với ĐH Hoa Sen, nơi vừa bước ra khỏi "vùng tranh chấp" của 2 nhóm cổ đông/ HĐQT, GS Trương Nguyện Thành đã có đóng góp "làm mới" không khí cũng như tinh thần của ngôi trường này.

GS Trương Nguyện Thành là tiến sĩ khoa học ngành Hóa và Tính toán, bằng Tiến sĩ của ông được Trường ĐH Minnesota (Mỹ) cấp năm 1990. Ông tham gia giảng dạy tại ĐH Utah (Mỹ) từ năm 1992-2002, tham gia công tác tuyển sinh và quản lý sinh viên cao học khoa Hóa của ĐH này.

Ngoài ra, ông Thành cũng từng là Viện trưởng khoa học của Viện Khoa học và Công nghệ tính toán (thuộc Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM) từ tháng 11/2007 đến tháng 6/2017. Từ ngày 17/1/2017 tới nay, ông giữ chức Phó hiệu trưởng điều hành của Trường ĐH Hoa Sen.

Ông còn tham gia sáng lập Mạng lưới các nhà khoa học Việt Nam trên thế giới (iVANET.org-  (International Vietnamese Academics Network) với mục tiêu tập hợp những người làm khoa học gốc Việt để giúp đỡ lẫn nhau và thêm cơ hội hợp tác cũng như giúp đỡ các nhà khoa học trẻ tại Việt Nam. Mạng lưới này hiện đã có hơn 8.000 thành viên tham gia.

Theo Theo Infonet
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.