Giám định hóa chất kích thích giá đỗ

Giám định hóa chất kích thích giá đỗ
TP - Trước việc một số cơ sở sản xuất giá đỗ tại Hà Nội đổ giá đỗ hỏng do ngâm hóa chất ra ruộng gây ô nhiễm môi trường, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường (PC49) - Công an Hà Nội tổ chức điều tra, bắt giữ vụ vận chuyển 80.000 lọ hóa chất thực vật mang nhãn mác Trung Quốc.

> Thu 80.000 lọ thuốc kích thích giá đỗ
> Thu giữ thuốc kích thích cây trồng cao 2cm trong 4 giờ

Cơ quan chức năng đã gửi mẫu dung dịch đi giám định, để xác định tên, chủng loại hóa chất này có nằm trong danh mục cấm nhập khẩu, cấm sử dụng tại Việt Nam hay không.

Trung tá Phạm Giang Sơn, Đội trưởng Đội phòng chống tội phạm trong lĩnh vực y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm (Đội 6) thuộc PC49, nói rằng, chưa thể xác định cụ thể những ảnh hưởng mà loại hóa chất trên gây ra với người sử dụng, song chắc chắn giá đỗ ngâm dung dịch kích thích tăng trưởng sẽ tồn dư hóa chất, tích tụ trong cơ thể người ăn, gây nguy hại tới sức khỏe.

Trung tá Sơn cho biết, rạng sáng 13/11, tổ công tác Đội 6 phối hợp lực lượng quản lý thị trường kiểm tra 2 ôtô (trọng tải 15 tấn) chở đầy hạt đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương đang dừng đỗ ở phố Hà Huy Tập (gần ga Yên Viên), huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Tổ công tác phát hiện trên xe 29C - 215.28 có 20 thùng carton chứa 80.000 lọ dung dịch màu trắng, giống với các loại hóa chất kích thích tăng trưởng dùng cho giá đỗ được các lực lượng chức năng nhiều tỉnh, thành nhận diện.

Tại thời điểm kiểm tra, lái xe Trịnh Quang Doanh (SN 1981, quê ở Bắc Ninh) không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số dung dịch trên.

Lái xe Doanh nói chở thuê 57 tấn hạt đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương cho một Cty TNHH có trụ sở ở Lạng Sơn, kèm theo 20 thùng thuốc kích thích giá đỗ; định giao số hàng này cho nhiều đại lý ở Quảng Ngãi, Phú Yên và TPHCM.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.