Giá xăng dầu dự báo giảm mạnh sau 7 lần tăng liên tiếp

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Giá xăng dầu thế giới tuần qua tiếp tục đảo chiều giảm mạnh nên nhiều dự báo cho thấy, trong phiên điều chỉnh giá ngày mai (21/3) có thể giá xăng dầu trong nước sẽ giảm 1.500-2.500 đồng/lít.

Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, giá xăng thành phẩm trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 17/3 giảm khá nhiều so với kỳ tính giá trước đó (ngày 11/3).

Theo đó, xăng 92 có giá 119,7 USD/thùng (giảm 5,8 USD/thùng); Xăng 95 giá 123,6 USD/thùng (5,8 USD/thùng) Dầu hỏa 121 USD/thùng (1,3 USD), Diesel 123 USD/thùng (5 USD/thùng), Mazut 600 USD/thùng (75 USD/tấn)

Trên thị trường thế giới, giá dầu thô ghi nhận tuần giảm thứ hai liên tiếp. Giá dầu thô WTI ngày 20/3 vào khoảng 105 USD/thùng, dầu Brent 108 USD/thùng.

Theo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, do giá xăng dầu thế giới có xu hướng giảm nên giá xăng dầu trong nước ở phiên điều chỉnh giá ngày mai (21/3) cũng sẽ giảm theo. Cụ thể, giá xăng có thể giảm 1.100-1.500 đồng/lít. Tương tự, giá dầu sẽ giảm khoảng 1.900-2.500 đồng/lít.

Tuy nhiên, mức giảm trong kỳ điều chỉnh ngày 21/3 còn phụ thuộc vào việc trích lập Quỹ bình ổn giá (BOG) xăng dầu của cơ quan điều hành. Nếu sử dụng Quỹ BOG, giá xăng và dầu sẽ giảm cao hơn.

Từ cuối năm 2021 đến nay, giá xăng dầu trong nước đã có 7 phiên tăng giá liên tiếp, đưa giá xăng lên mức cao kỷ lục khi xăng RON 95 gần mức 30.000 đồng/lít. Nếu giảm mạnh vào ngày mai, đây là lần đầu tiên xăng dầu quay đầu sau 7 kỳ liên tiếp tăng giá.

Để kìm giá xăng dầu, vừa qua Bộ Tài chính đề nghị giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng là 2.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg; dầu hỏa là 700 đồng/lít. Đồng thời, Bộ Tài chính đề nghị Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.