Tínhđến cuối buổi sáng, giá bán ra tại các doanh nghiệp kim hoàn lớn ổn định ở mức 45,9 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường Hà Nội, tập đoàn vàng bạc đá quý Doji công bố giá vàng miếng SJC lúc 11 giờ 30
mua vào 45,66 triệu đồng/lượng, bán ra 45,86 triệu đồng/lượng. Trong lần cập nhật giá lúc 10 giờ 44, công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh niêm yết giá vàng miếng SJCmua – bán tương ứng là 45,67 – 45,87 triệu đồng/lượng.
Các thương hiệu tên tuổi khác như vàng miếng hiệu Phượng Hoàng PNJ-DAB của công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận niêm yết lúc 11 giờ 33 là 45,67 – 45,82 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Vàng miếng hiệu SBJ của Sacombank cùng thời điểm là 45,75 – 45,90 triệu đồng/lượng (mua – bán). Dù tăng trở lại so với đầu ngày, nhưng vàng trong nước hiện vẫn giảm khoảng 400.000 đồng/lượng.
Thị trường thế giới đêm 17.11 đã trả qua một phiên giao dịch ảm đạm, khi chứng khoán, hàng hóa, kim loại quý, lần lượt giảm giá mạnh dưới áp lực bán tháo của nhà đầu tư quốc tế. Khép phiên giao dịch tại Mỹ, vàng giao sau tháng 12 mất 54,10USD còn 1.720,10USD/Oz. Mức thấp nhất xác định được trước đó là 1.711USD/Oz.
Về phương diện kỹ thuật, theo các chuyên gia của hãng tin Kito (Canada), vàng lao dốc sau khi phá mức hỗ trợ 1.750USD/Oz. Nhà phân tích Perez-Santalla, phó chủ tịch quỹ Heraeus Precious Metals Management (Hoa Kỳ) cho rằng vàng hoàn toàn có thể “dò đáy” 1.705USD/Oz, nếu không nhờ các tổ chức lớn nhảy vào “gom hàng” hạn chế đà đi xuống.
Trong khi đó, về cơ bản, các yếu tố như: sự mạnh lên của đồng USD và giá dầu thô giảm dưới 100USD/thùng, cộng với nhu cầu thanh khoản tăng, cũng đã ảnh hưởng tiêu cực lên giá kim loại quý.
Trong một diễn biến khác, báo cáo mới nhất của Hội đồng Vàng thế giới cho thấy tổng nhu cầu vàng trong quý ba năm nay đã tăng 6% lên 1.053,9 tấn, trong đó nhu cầu đầu tư tăng 33%, nhu cầu mua vàng thỏi và vàng xu tăng 29%. Riêng thời gian xảy ra khủng hoảng nợ tại châu Âu đã khiến nhu cầu mua vàng thỏi và vàng xu trong khu vực tăng 30%, đồng thời tăng khoảng 135% so với năm ngoái.