"Giá trị" của ông chồng

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Chị đặt mình xuống chiếc giường nệm êm ái, nở nụ cười nhẹ nhõm khi nghĩ đến việc từ nay sẽ không có ông chồng vô tích sự trong nhà.

Chị còn bô bô khoe với hàng xóm: “Lấy chồng cho ra chồng. Mình là vợ chứ đâu phải mẹ của anh ta mà bắt nuôi cơm cả đời”.

Hơn 10 năm nay, chị bán quần áo ngoài chợ từ sáng sớm đến chiều tối. Anh chỉ làm mỗi việc là phụ chị dọn hàng, thi thoảng có khách gọi điện nhờ giao hàng thì anh mới có việc để làm. Cả ngày, anh ở nhà chỉ chăm chăm vào lũ chim, cá cảnh, mấy chậu lan. Mỗi lần đi làm về mệt, thấy chồng rảnh rang huýt sáo, tưới cây, chị lại nổi giận đùng đùng. Khi thì chị đá thụng đụng nia, khi mặt mày hầm hầm, chửi anh vô tích sự.

Những ngày buôn bán đắt không sao, những khi bán ế, chị càng được dịp lôi chồng ra xỉ vả. Mới đầu, anh chỉ cười cười, không cãi lại vợ. Nhưng chị ngày nào cũng chì chiết, tức nước vỡ bờ, anh dọn đồ đạc, bảo về quê ở với mẹ luôn. Chị cũng tỏ thái độ bất cần. Trước khi anh đi, chị còn nhắc nhở: “Đi thì đi luôn, đừng có mà mò về đây”.

"Giá trị" của ông chồng ảnh 1

Những ngày đầu không có chồng, chị vất vả khi đánh vật với mớ hàng cồng kềnh. Những khi khách hối giao hàng gấp, chị định bấm số gọi anh như thói quen nhưng chợt nhớ ra chồng không có ở nhà. Chị đành bấm bụng, gọi xe ôm. Cứ mỗi cuốc xe ôm, tốn hơn trăm ngàn, chị lại nóng ruột tiếc tiền. Có hôm, chị bảo con trai trông hàng để chị đi giao. Trời trưa, đường xa, nắng nóng, xe bể bánh, chị đẩy bộ, vã mồ hôi. Lúc này, chị mới chạnh lòng nghĩ đến ông chồng mà chị luôn xem là “vô dụng”.

Công việc buôn bán đã mệt nhọc, chiều đến, chị còn phải tất tả đón cậu con trai đi học về. Nhưng, điều khiến chị chán ngán nhất là phải lọ mọ vào bếp nấu ăn. Ngày có chồng ở nhà, mỗi chiều mẹ con chị về, mâm cơm đã tươm tất. Dù anh không kiếm ra tiền nhưng ở khoản bếp núc, lại chẳng thua ai. Chị nuốt chén cơm khô khốc, một cảm giác tiếc nuối mơ hồ.

Vừa bưng mâm cơm xuống bếp, chị nghe tiếng nước chảy rò rò. Nhìn lên cái bồn chứa nước, chị hoảng hốt khi thấy nước thấm ướt một mảng tường, chảy xuống cả sàn nhà. Chị trèo lên ghế cao, loay hoay cả buổi vẫn chẳng biết bể nước hay ống nước hư ở đâu. “Có ba ở nhà thì hay biết mấy ha mẹ? Lần nào ống nước hư, ba cũng sửa ngon lành”. Thằng con trai líu lo. Chị nghe con nhắc đến anh, lại chạnh buồn.

Suốt cả tuần, chị xấc bất xang bang hết việc nhà cửa, buôn bán đến đưa rước con cái. Chị hối hận khi nhớ đến những câu nói nặng lời xúc phạm anh. Chị chỉ mong, anh giận lẫy bỏ đi ít hôm rồi trở về nhà với mẹ con chị, nếu không chị chẳng biết làm sao xoay xở khi trong nhà không có đàn ông…

Theo Phunuonline
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.