Gia cảnh ngậm ngùi của người bị đánh oan

Hai người phụ nữ bị đánh do người dân hiểu nhầm.
Hai người phụ nữ bị đánh do người dân hiểu nhầm.
TP - “Chưa bao giờ tôi bất lực đến thế, bị bao nhiêu người đánh mà không cách nào giải thích được… Tôi bám vào chân công an mà họ vẫn lao vào đánh đấm. Lúc đó, tôi không biết có về gặp 3 đứa con được không nữa” - bà Bảy nói.

Chưa bao giờ bất lực đến thế

Ngày 24/7, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã triệu tập một số người để điều tra làm rõ việc hai người phụ nữ bán tăm bị đánh vì nghi bắt cóc trẻ con. Theo điều tra, sáng 22/7, bà Nguyễn Thị Phúc (1965, ở Ứng Hòa, Hà Nội) và Lê Thị Bảy (SN 1977, ở Mỹ Đức, Hà Nội) tới thôn Thái Phù, xã Mai Đình (Sóc Sơn) bán tăm cho những người khuyết tật ở HTX tình thương Mỹ Đức. Hai người phụ nữ bị dân làng hiểu nhầm là bắt cóc trẻ em nên chửi bới, đánh đập. Vụ việc khiến 2 bà bị thương. Bà Bảy hiện vẫn điều trị ở Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn, bà Phúc được gia đình đưa về nhà điều trị ngoại trú.

Trao đổi với phóng viên, bà Phúc cho biết vẫn còn bàng hoàng sau trận đòn nhừ tử. Chốc chốc, bà xuýt xoa do những cơn đau từ vết thương trên cơ thể. Bà kể, sáng 22/7, bà cùng bà Lê Thị Bảy vào thôn Thái Phù chào mời mua tăm tình thương.

“Bà Bảy gọi cửa một nhà và một cháu nhỏ ra trả lời bố mẹ không có nhà. Bất ngờ, một người phụ nữ đi xe máy đến hỏi chúng tôi gọi cháu bé ra làm gì? Định bắt cóc trẻ em à? Bà Bảy chỉ giải thích là gọi xem có ai ở nhà không và chúng tôi đi bán tăm tiếp” – bà Phúc nhớ lại.

Bà Phúc kể: “Khi chúng tôi định bắt xe buýt về thì bị một người đàn ông trung tuổi giữ lại và một lát sau có rất nhiều người kéo đến. Chúng tôi đưa giấy giới thiệu của HTX và những gói tăm trong túi nhưng không ai chịu tin mà lao vào đấm đá”. Cũng theo bà Phúc, trong túi hai người không hề có chai thuốc mê nào như người dân hô hoán.

Tiếp xúc với bà Lê Thị Bảy tại bệnh viện, bà cho biết thêm, người dân còn lấy cả ghế ở quán nước đập vào đầu bà bất chấp việc 2 phụ nữ van xin. “Chưa bao giờ tôi bất lực đến thế, bị bao nhiêu người đánh mà không cách nào giải thích được… Tôi bám vào chân công an mà họ vẫn lao vào đánh đấm. Lúc đó, tôi không biết có về gặp 3 đứa con được không nữa” – bà Bảy nói.

Gia cảnh nghèo khó

Tìm về gia đình bà Bảy, chúng tôi chứng kiến cả gia đình đang sống trong căn nhà cấp 4 tồi tàn, mùa mưa thì dột, mùa nắng thì nóng. Được biết, gia đình bà Bảy làm nông nghiệp và thuộc diện đặc biệt khó khăn trong thôn. Người dân cùng thôn đánh giá bà Bảy là người tốt, biết lo lắng cho cuộc sống gia đình. Mẹ chồng bà Bảy năm nay gần 80 tuổi, chồng bà gặp tai nạn khi đi làm phụ hồ mà không có tiền chữa trị nên sức khỏe rất yếu. Vì vậy, mình bà phải chịu gánh nặng cơm áo và nuôi 3 đứa con ăn học.

Ông Lê Hồng Mạnh, Giám đốc HTX tình thương Mỹ Đức, tỏ ra khá bức xúc trước hành vi hành hung 2 người bán tăm và mong cơ quan chức năng vào cuộc sớm làm rõ vụ việc, minh oan cho họ. Ông Mạnh cho biết, đơn vị mới được thành lập khoảng 2 tháng nay, chủ yếu sản xuất tăm tre. Có thể do mới hoạt động nên có rất ít người biết đến HTX và đây là một điều rất đáng tiếc.

“Tôi khá bất ngờ về vụ việc, tưởng chừng chỉ xảy ra ở vùng sâu vùng xa, nơi nhiều người còn thiếu hiểu biết khi nghe thông tin bắt cóc trẻ em quá bức xúc nên mới đánh người. Thế nhưng, sự việc lại xảy ra ở một huyện thuộc thành phố Hà Nội, nơi người dân am hiểu pháp luật.

Được biết, bà Phúc có nguyện vọng làm đơn xin vào hợp tác xã được gần 1 tháng nay và HTX cũng tạo điều kiện để bà Phúc đi bán tăm tre kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày. Sau khi sự việc xảy ra, HTX đã hỗ trợ 2 triệu đồng cho gia đình nạn nhân lo kinh phí chữa trị.

Ông Lê Hồng Mạnh, Giám đốc HTX tình thương Mỹ Đức, tỏ ra khá bức xúc trước hành vi hành hung 2 người bán tăm và mong cơ quan chức năng vào cuộc sớm làm rõ vụ việc, minh oan cho họ. Ông Mạnh cho biết, đơn vị mới được thành lập khoảng 2 tháng nay, chủ yếu sản xuất tăm tre. Có thể do mới hoạt động nên có rất ít người biết đến HTX và đây là một điều rất đáng tiếc.

MỚI - NÓNG