Theo ông Nam đánh giá, với phân khúc trung tâm, giao dịch huyết mạch, việc mua bán tăng trưởng mạnh. Quý I/2016 thấp hơn 2015, nhưng cao hơn nhiều so với 2014. Theo quy luật, giao dịch tăng thì giá tăng.
“Một số chuyên gia nghiên cứu đánh giá thì cho rằng giao dịch tăng như giá không tăng do chúng ta còn 1 lượng tồn kho khá lớn. Còn giá hiện tại so với thời điểm bong bóng, đã giảm khoảng 40-50%. Giá này đã về giá trị thực, phù hợp với Việt Nam”, ông Nam nói.
Ông Nam dự đoán năm 2018, có thể giá sẽ tăng, lúc đó hàng tồn kho cơ bản hết. Nếu làm dự án mới, doanh nghiệp phải đi làm từ đầu. Đồng thời, khi nhu cầu ở thời điểm cao hơn thì giá sẽ tăng.
Theo thông tin, lợi nhuận của các nhà BĐS không còn như trước đây, chỉ 10-20%. Hình thức giao dịch bất động sản cũng rất đa dạng. Nếu trước đây khách mua để ở thì cuối quý IV/2015 và đầu năm 2016 có nhiều hình thức mua thuê, hoàn thiện, bán hoặc mua để nghỉ kết hợp cho thuê.
“Đây là hình thức nở rộ, trong bối cảnh kinh tế ổn định, vàng và tiền tệ không trở thành kênh kinh doanh, kênh thanh toán mà là tài sản sinh lời, hay thậm chí cổ phiếu chứng khoán cũng không hấp dẫn như bất động sản, đã cho thấy bất động sản đang nở rộ và phát triển, dòng tiền tiếp tục đổ vào thị trường bất động sản” – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản cho hay.
Ông Nam nhận xét: “Người dân được hưởng lợi nhiều nhất. Bởi ngoài xây nhà, chọn vị trí, các DN đã biết đưa nhiều lợi ích cho khách hàng qua những khuyến mãi, dịch vụ, tiện ích, những lợi ích chung được mở ra phục vụ khách hàng tốt hơn. Cuộc khủng hoảng vừa qua đã khiến cho thị trường thuộc về người mua, buộc DN chú ý đến đối tượng này hơn”.