Gấu, hổ nằm tủ lạnh chờ bảo tàng

PGS Phạm Văn Lực trong căn phòng chật ních các hiện vật Ảnh: Mỹ Hằng
PGS Phạm Văn Lực trong căn phòng chật ních các hiện vật Ảnh: Mỹ Hằng
TP - Thay vì trưng bày để du khách tới xem hàng ngàn mẫu động, thực vật quý hiếm đang bị nhốt trong kho, hoặc trong tủ lạnh của Bảo tàng Tự nhiên- Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam suốt 10 năm nay.
PGS Phạm Văn Lực trong căn phòng chật ních các hiện vật Ảnh: Mỹ Hằng
PGS Phạm Văn Lực trong căn phòng chật ních các hiện vật. Ảnh: Mỹ Hằng.
 

PGS.TS Phạm Văn Lực, Giám đốc Bảo tàng Tự nhiên Việt Nam mở tủ đông lạnh, hàng chục động vật từ gấu, công, kỳ đà, hổ xếp chật cứng phả ra một mùi hôi nồng khó chịu. PGS Lực cho xem con cá mặt trăng nặng cỡ 30kg, loài cá rất quý hiếm, cả Việt Nam chỉ có 2 tiêu bản. Khu nhà cũ của bảo tàng hiện có 4 tủ đông lạnh như thế này. Tủ nào cũng chất đầy mẫu động vật đang chờ được mang ra xử lý, nhồi bông và trưng bày.

Chúng tôi được chiêm ngưỡng cả một bộ xương cá voi khổng lồ nằm xếp lớp trên các giá gỗ cũ kỹ cùng hàng trăm ngà voi đủ kích cỡ… Chỉ vào một xương đầu voi, PGS Lực cho biết đây chính là chú voi Khăm Bun của Đoàn xiếc Trung ương chết năm ngoái. Xương Khăm Bun vẫn đang được xếp trong thùng carton chờ ngày mang ra dựng lại.

Hàng trăm mẫu vật quý hiếm khác nằm ngổn ngang từ cổng khu nhà làm việc của Bảo tàng cho tới sân để xe. Sát ngay cổng chất đống mấy thân cây cổ thụ hóa thạch có tuổi đời chừng 230 triệu năm, do không có chỗ bày. Ngoài sân, một nhóm cán bộ viện đang dựng lại một bộ xương cá mập.

“Bao nhiêu hiện vật quý giá thế này mà người dân không có điều kiện chiêm ngưỡng. Trong khi điều kiện bảo quản của tủ đông lạnh chỉ khoảng 2 năm. Giờ có đem phục dựng, nhồi bông số thú này cũng chả biết cất vào đâu”, PGS Lực vừa nói vừa mở cửa một căn phòng khác. Một thế giới động vật với hổ, báo, hươu nai, cá voi chen vai thích cánh trong căn phòng chừng 25m2.

Chờ cấp đất

Năm 2000, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam được giới thiệu địa điểm tại phường Xuân La, quận Tây Hồ (Hà Nội). Tuy nhiên, do quỹ đất tại đây không đáp ứng được quy mô nên năm 2006, bảo tàng lại được giới thiệu một vị trí khác ở xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm. Bảo tàng đã triển khai một số công việc thuộc giai đoạn chuẩn bị đầu tư, nhưng tới năm 2007 phải tạm dừng vì có quyết định ưu tiên xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại lô đất này.

Năm 2008, bảo tàng tiếp tục được giới thiệu một lô đất khác thuộc Khu đô thị Ngọc Liệp - Đồng Trúc (huyện Thạch Thất và Quốc Oai, Hà Nội). Tới nay, thêm 3 năm nữa trôi qua, quy hoạch bảo tàng tự nhiên vẫn chưa được duyệt. “Chúng tôi đã nhiều lần làm công văn lên Sở Xây dựng Hà Nội, nhưng mãi không có câu trả lời.

Được biết, nguyên nhân là do quy hoạch thành phố chưa được duyệt. Nhưng chờ tới bao giờ. Nếu được cấp đất, ít nhất 10 năm nữa mới có bảo tàng”. PGS Lực lo ngại bảo tàng ra đời càng muộn càng khó thu mua mẫu và đến nay không còn đủ chỗ lưu giữ mẫu.

PGS Lực cho biết sẽ kiến nghị cấp thẩm quyền vấn đề cấp thiết phải sớm có bảo tàng. Trước mắt, sẽ xây tạm một khu trưng bày khoảng 80m2 để người dân tham quan. Tuy nhiên, sớm nhất phải hai năm nữa khu trưng bày này mới ra mắt.

5 năm qua, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam sưu tập được gần 27.000 mẫu vật, gồm hơn 5.400 thực vật, trên 20.000 mẫu động vật và hơn 1.300 mẫu hóa thạch cổ sinh.

Các mẫu vật tại bảo tàng được thu gom từ ba nguồn chính gồm động vật tịch thu từ hải quan, kiểm lâm; hợp tác quốc tế; mua bán trên thị trường. Năm 2010, bảo tàng mua được gần 1.000 mẫu động thực vật hóa thạch có tuổi khoảng 235 triệu năm từ một nhà sưu tập tư nhân.

 
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG