"Vùng băng cuối cùng" là vùng chứa lớp băng dày nhất, lâu đời nhất ở Bắc Cực. Nó trải dài trên diện tích hơn 1 triệu km vuông từ bờ biển phía tây của Quần đảo Bắc Cực thuộc Canada đến bờ biển phía bắc của Greenland. Khi các nhà khoa học đặt tên cho vùng băng dày 4 m này, họ nghĩ rằng nó sẽ tồn tại trong nhiều thập kỷ.
Tuy nhiên hiện tại, theo cả kịch bản lạc quan và bi quan nhất về sự ấm lên liên quan đến biến đổi khí hậu, băng biển sẽ mỏng đi đáng kể vào năm 2050. Kịch bản lạc quan nhất rằng, khi lượng khí thải carbon được hạn chế ngay lập tức có thể ngăn chặn sự nóng lên tồi tệ nhất, có thể băng sẽ vẫn tồn tại trong khu vực.
Trong một kịch bản bi quan nhất rằng, khi lượng khí thải tiếp tục tăng với tốc độ hiện tại, băng mùa hè, gấu Bắc Cực, hải cẩu... có thể biến mất vào năm 2100, các nhà nghiên cứu cho biết trong một nghiên cứu mới.
“Thật buồn, đây là một thí nghiệm lớn mà chúng tôi đang thực hiện”, đồng tác giả nghiên cứu Robert Newton, một nhà khoa học nghiên cứu cấp cao tại Đài quan sát Trái đất Lamont-Doherty của Đại học Columbia, Mỹ cho biết.
Gấu Bắc Cực ( Ursus maritimus ) sẽ dễ bị tuyệt chủng nếu băng biến mất. Thích nghi với việc ẩn nấp trên băng biển, gấu Bắc Cực săn mồi bằng cách vồ những con hải cẩu không may bay lên mặt nước để thở.
Mặc dù những con gấu Bắc Cực được nhìn thấy đã chuyển chế độ ăn của chúng sang trứng chim biển và tuần lộc khi ở trên cạn, một nghiên cứu năm 2015 cho thấy lượng calo chúng thu được từ những nguồn này không cân bằng với lượng calo mà gấu cần.
Sự thay đổi môi trường sống nhanh chóng này có thể khiến gấu Bắc Cực tuyệt chủng hoặc dẫn đến giao phối rộng rãi hơn với gấu xám (Ursus arctos horribilis). Quá trình này cuối cùng có thể thay thế gấu Bắc Cực bằng gấu lai.