EVN làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị về cung ứng điện và đầu tư xây dựng

Tổng giám đốc EVN phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị
Tổng giám đốc EVN phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị
Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ông Trần Đình Nhân và đoàn công tác của EVN vừa có buổi làm việc với UBND tỉnh tỉnh Quảng Trị về công tác cung ứng điện và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Tham dự buổi làm việc có ông Võ Văn Hưng – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, ông Lê Đức Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương tỉnh Quảng Trị.

Về phía EVN còn có ông Phạm Hồng Phương, Phó Tổng giám đốc EVN, ông Phạm Lê Phú, Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), ông Bùi Văn Kiên, Phó Tổng giám đốc EVNNPT, ông Lê Nam Hải, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung, ông Nguyễn Đức Tuyển, Giám đốc Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB).

Tại buổi làm việc, Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân cho biết, phụ tải tỉnh Quảng Trị đang được cấp điện từ các TBA 220kV Đông Hà (2x125MVA), Phong Điền (125MVA) và Đồng Hới (2x125MVA) thông qua 7 TBA 110kV với tổng công suất 295MVA. Công suất phụ tải cực đại khoảng 140MW. Đến nay, 100% số xã, 99,79% số hộ dân và 99,68% số hộ dân nông thôn trên địa bàn tỉnh có điện lưới quốc gia. Trong thời gian vừa qua, EVN đã đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và nhu cầu sinh hoạt nhân dân trong tỉnh.

Các đơn vị thành viên của EVN đang gấp rút đầu tư các công trình lưới điện phục vụ truyền tải các nguồn điện khu vực phía Tây Quảng Trị như: TBA 220kV Lao Bảo (2x250MVA) và ĐD 220kV Đông Hà – Lao Bảo; Cải tạo nâng khả năng tải ĐD 110kV mạch kép Đông Hà – Lao Bảo. Tuy nhiên, tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo (NLTT) đã được bổ sung tại khu vực phía Tây tỉnh Quảng Trị đến nay là khoảng 1.300MW, vượt quá khả năng truyền tải các công trình hiện hữu.

Tại buổi làm việc, Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân cho biết, EVN nhận thấy nhu cầu phát triển nguồn NLTT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị rất lớn, chính vì vậy EVN đã nghiên cứu và kiến nghị Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung quy hoạch các công trình lưới điện truyền tải phục vụ đấu nối, giải tỏa hết công suất cho các nguồn điện mới được bổ sung quy hoạch.

“Điều này cho thấy EVN chủ động ngay từ bây giờ để tránh tình trạng không giải tỏa kịp thời các nguồn NLTT trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới”, Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân cho biết.

Tổng giám đốc EVN đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị cần thành lập Ban Chỉ đạo phát triển điện lực tỉnh Quảng Trị, trong đó kêu gọi các nhà đầu tư phát triển điện gió trên địa bàn tỉnh, cùng với đó Ban Chỉ đạo sẽ tập trung công tác giải phóng mặt bằng cho các chủ đầu tư và các dự án truyền tải giải tỏa nguồn điện.

Tại buổi làm việc, đối với Dự án đường dây 220kV Đông Hà – Lao Bảo, Tổng giám đốc EVNNPT Phạm Lê Phú kiến nghị UBND tỉnh Quảng Trị xem xét phê duyệt chấp thuận nộp tiền trồng thay thế và chuyển mục đích sử dụng rừng để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo. Có ý kiến chỉ đạo Công ty TNHH My Anh – Khe Sanh thống nhất hướng tuyến đã được UBND tỉnh thỏa thuận và phối hợp thực hiện công tác bồi thường cho 5 vị trí qua diện tích đất của Công ty để bàn giao mặt bằng trong tháng 12/2020.

EVN làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị về cung ứng điện và đầu tư xây dựng ảnh 1

Ông Phạm Lê Phú, Tổng giám đốc EVNNPT phát biểu tại buổi làm việc

EVN làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị về cung ứng điện và đầu tư xây dựng ảnh 2

Ông Nguyễn Đức Tuyển, Giám đốc Ban QLDA các công trình điện miền Trung phát biểu tại buổi làm việc

Đối với Dự án đường dây 500kV Quảng Trạch – Dốc Sỏi, Tổng giám đốc EVNNPT kiến nghị UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo các địa phương chỉ đạo giải quyết dứt điểm mặt bằng đường dây và hành lang tuyến trong tháng 12/2020 để đơn vị gấp rút thi công.

Tại buổi làm việc, Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân cho biết nếu trong tháng 12 hoàn thành mặt bằng 2 dự án truyền tải trên thì EVN sẽ cam kết trong thang 6/2021 sẽ hoàn thành dự án truyền tải để giải tỏa hết công suất nguồn NLTT trên địa bàn tỉnh.

Kết luận tại buổi làm việc ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cảm ơn EVN trong thời gian qua đã nỗ lực đưa điện về nông thôn phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian qua. Đặc biệt, trong đợt mưa lũ vừa qua các đơn vị điện lực, truyền tải trong tỉnh chủ động trong ứng phó, khắc phục sự cố thiên tai.

“UBND tỉnh trân trọng sự quan tâm, ủng hộ của EVN trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trongn hiều năm qua và định hướng phát triển trong thời gian tới. Đây là sự động viên và định hướng song trùng với chiến lược phát triển của tỉnh trong những năm tới. Tỉnh Quảng Trị mong muốn EVN tiếp tục quan tâm thêm để tỉnh phát triển trong thời gian tới và trở thành tỉnh trung bình cao trong đó lấy điện năng là trục phát triển trọng tâm”, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị UBND các đại phương trong tỉnh cần đặt ra mục tiêu cao hơn, quyết tâm cao hơn để sớm hoàn thành các vướng mắc liên quan đến mặt bằng. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị giao Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến chỉ đạo các huyện và đặt ra tiến độ trong tháng 12 phải hoàn thành. Cùng với đó EVN, EVNNPT/CPMB song hành cùng UBND các huyện để nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại. Phải xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể để tổ chức thực hiện và phải hoàn thành.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị mong muốn EVN và các đơn vị trực thuộc quan tâm, ủng hộ tỉnh trong chiến lược phát triển năng lượng của tỉnh để tỉnh phát huy hết tiềm năng và lợi thế để cất cánh đi lên trong thời gian tới.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.