Duy trì ‘phong độ’ cho trái tim

Duy trì ‘phong độ’ cho trái tim
TPO - Ngoài thực đơn hợp lý, hoạt động thể chất thường xuyên được coi là phương sách tốt nhất bảo vệ sức khỏe và duy trì phong độ trái tim.

Lười vận động là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe chúng ta – Các bác sĩ tim-mạch Ba Lan nhất trí khẳng định tại diễn đàn “Vận động, thần dược trong thế kỷ XXI” diễn ra đầu tháng Mười 2010 tại Warszawa.

Trái tim là cơ bắp – nếu còn hoàn chỉnh, đòi hỏi nỗ lực thường xuyên. Trong lúc tim hoạt động tích cực, sẽ dẫn đến cảm giác hơi mệt mỏi, nhịp thở tăng (nhưng không gây lọan nhịp tim hoặc chóng mặt) tập luyện là phương pháp hiệu quả nhất: tim nhận được máu và các thành phần dưỡng chất nhiều hơn, trở nên dẻo dai hơn, mạnh mẽ hơn, mạch máu đàn hồi tốt hơn – yếu tố giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn. Nhịp tim cũng giảm. Với người sức khỏe bình thường tim đập 70 nhịp/phút trong trạng thái nghỉ ngơi, tức 100 ngàn lần mỗi ngày. Việc hạ xuống 60 nhịp đập/phút là mức tiết kiệm có thể mang lại cho trái tim thêm vài năm hoạt động. Ngoài ra sau 20 phút nỗ lực thể chất, glukoza lưu thông trong máu đã được sử dụng và cơ thể tìm đến dự trữ năng lượng đã được gom nhặt trong mỡ (chủ yếu tập trung ở bụng, mông hoặc đùi). Việc giảm cân sẽ phát huy tác dụng giảm thiểu gánh nặng cho tim.

Duy trì ‘phong độ’ cho trái tim ảnh 1

Thậm chí những người bị áp huyết cao cũng được khuyến khích tham gia hoạt động thể thao. Trường hợp bệnh nặng, trước đó cần phải tham kháo ý kiến bác sĩ. Người áp huyết cao có thể tham gia đi bộ và bơi lội (có chừng mực). Tránh bơi thuyền và chạy cự ly ngắn cũng như các môn thể thao leo núi, bởi không khí loãng và nhiệt độ thấp ở vùng núi đảy áp huyết lên cao.

Sự lựa chọn: chạy bộ hoặc dạo bộ cần thao khảo ý kiến bác sĩ. Bệnh thiếu máu, tiểu đường chưa được chữa trị, áp huyết cao chưa ổn định là một số dạng thuộc loại tuyệt đối cấm chỉ định chạy bộ. Nếu bác sĩ loại trừ tất cả, những cá nhân không cảm thấy dấu hiệu khó chịu trong lúc chạy bộ, có thể lựa chọn dạng vận động này.

Khi hoạt động thể thao quá liều

Cho dù khái niệm “trái tim thể thao” về mặt lý thuyết cần được sử dụng để đặt tên cho cơ quan khỏe mạnh phi thường, song thực tế nó là tên thông thường của những thay đổi sinh lý học diễn ra ở những người tham gia những bộ môn thể thao đòi hỏi cường độ thể lực lớn như chạy tốc độ, đua xe đạp và những bộ môn đòi hỏi sức bền khác. Những thay đổi này làm gia tăng kích thước tâm thất trái, phình to cơ tim và làm chậm nhịp tim. Thường với các nhà thể thao, những thay đổi đó được coi là chuẩn mực, song sẽ là tình trạng bệnh lý – nếu xuất hiện ở những cá nhân không tham gia những hoạt động thể thao đã kể. Hiện tượng tương tự cũng diễn ra trong thế giới động vật – giới khoa học quan sát được những khác biệt y hệt giữa động vật sống hoang dã và bị giam hãm, thí dụ giữa thỏ hoang liên tục sống trong trạng thái chạy nhảy kiếm thức ăn căng thẳng và thỏ nhà gần như ngồi lỳ suốt ngày trong chuồng.

Tiếc rằng thỉnh thoảng không dễ xác định chính xác ranh giới giữa những thay đổi mang tính sinh lý học và trạng thái bệnh lý, nhất là ở những đối tượng là nạn nhân hội chứng trái tim thể thao. Cũng không thể thăm khám tất cả VĐV thể thao bằng thiết bị đặc biệt dưới góc độ tất cả chứng bệnh. Vì thế người ta chỉ tiến hành những xét nghiệm được coi là cơ bản đối với bộ môn thể thao cụ thể và những xét nghiệm nhằm xác định nguyên nhân đối với những triệu chứng xuất hiện ở cá nhân VĐV nào đó. Và kết quả chẩn đoán thường đóng vai trò quyết định tương lại của cá thể. Năm 1993 VĐV bóng rổ 27 tuổi Reggie Lewis, đội trưởng Boston Celtics bị ngất trong một buổi tập. Lewis được đưa vào bệnh viện cấp cứu và các bác sĩ đã tiến hành thăm khám tim-mạch. Kết quả không cho thấy những thay đổi khả dĩ cấm chỉ định Lewis tiếp tục chơi bóng. Ba tháng sau VĐV đã qua đời trong một trận thi đấu. Mãi khi khám nghiệm tử thi mới cho phép chẩn đoán Lewis bị to tim cùng vô số vết sẹo cơ tim.

Hiện tượng phình to tâm thất trái xuất hiện với tỷ lệ 1/500 người. Nó được coi là nguyên nhân chính các ca đột quỵ của các VĐV trẻ (đến 20 tuổi). Tuy nhiên thường không nghiêm trọng đến mức đe dọa tính mạng. Với đa số không phải hậu quả lối sống tích cực thái quá, trái lại – là tình trạng gắn liền với tệ phts phì hoặc áp huyết cao.

Với những người bị áp huyết cao, thường xuất hiện cái gọi là hội chứng quá tải cưỡng bức – trái tim bị quá tải buộc phải duy trì hoạt động bằng nỗ lực lớn hơn. Để hoàn thành nhiệm vụ lớn hơn bình thường, trái tim cần lượng oxy và các thành phần năng lượng lớn hơn. Nó buộc phải mạnh mẽ hơn, vì thể có hiện tượng gia tăng số lượng tế bào cơ tim. Tự nhiên thành tâm thất trái dầy hơn (vì nó phải nhồi máu đến những cơ quan xa nhất của cơ thể, tâm thất phải chỉ bơm máu đến hai buồng phổi ở gần) sẽ trở nên quá lớn, trong khi các mao mạch cung cấp máu cho nó không đảm bảo đủ số lượng các thành phần dưỡng chất. Sự thiếu hụt đó đặc biệt nghiêm trọng trong lúc cơ thể phải nỗ lực nhiều – chính vì thế các VĐV thể thao thường tử vong trong thời gian tập luyện hoặc thi đấu: khi một bộ phận trái tim suy dinh dưỡng hoại tử dẫn đến nhồi máu cơ tim. Và cũng vì thế, người có áp huyết không ổn định cần tránh hoạt động thể lực thái quá.

Duy trì ‘phong độ’ cho trái tim ảnh 2

Tai họa như thế được ghi nhận tháng Năm 2010 với trường hợp Frederico da Costa Pinheiro. Cầu thủ bóng đá Brazil đã tử vong trong thời gian thi đấu. Tiếc rằng, trước khi nhân viên kịp cấp cứu, nạn nhân đã bị nhận…thẻ vàng, bởi trọng tài cho rằng, anh đã phạm lỗi. Không thể lặp lại những lỗi lầm như thế, một khi biết rằng, với nhồi máu cơ tim, sự sống được tính bằng giây – cần phải kìm hãm nhanh nhất nguy cơ hoại tử tế bào tiếp theo. TÌnh trạng phònh to tâm thất trái cũng dẫn đến nhồi máu cơ tim và cái chết của cầu thủ bóng đá Kamerun Marc-Vivien Foego ngày 26 tháng Sáu 2003 trong trận gặp Kolumbia. Foe bị ngất trên sân và ngừng thở ngay khi nhập viện.

Bom trong động mạch

Tuy nhiên hoạt động thể thao đòi hỏi nỗ lực ngắn không dẫn đến hội chứng trái tim phình to. Mặc dù vậy, các tai nạn đột tử vẫn xảy ra với các VĐV điền kinh chạy cự ly ngắn, VĐV thể duc dụng cụ hoặc VĐV ném đĩa. Cần phải nhớ rằng, các VĐV thể thao không phải là những cá thể từ hành tinh khác, họ cũng có thể bị gánh nặng di truyền như mọi người bình thường. Huy chương vàng ném đĩa nữ Olimpic Sydney người Ba Lan Kamila Skolimowska bất ngờ qua đời trong thời gian tập huấn đội tuyển quốc gia tại Bồ Đào Nha, tháng Sáu 2010. Nguyên nhân tử vong là tắc động mạch phổi – cục máu đông xuất hiện trong mao mạch nữ VĐV đã phong tỏa nguồn máu cung cấp cho tim. Cơ quan thiếu oxy đã ngừng hoạt động. Phần nhiều các cục máu đông xuất hiện vì lý do máu quá đặc. Sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ, ông Robert Skolimowski, bố Kamila khẳng định, gần như chắc chắn tình trạng tồn đọng các nhân tố làm đặc máu: do di truyền quy định khi dùng thuốc tránh thai hoặc cơ thể mất nước (từng dẫn đến cái chết của ông cậu Kamila, Edward Venta theo cách y hệt, tháng Chín 2008) là thủ phạm ca tử vong của con gái ông. Ông cậu thứ hai của Kamila, VĐV biểu diễn sức mạnh thể lực Sebastin Wenta, á quân thế giới cũng bị hội chứng đông máu do cơ thể mất nước là người hiểu hơn ai hết về ý nghĩa mang tính quyết định của gien di truyền. Cũng may, ông Sebastian đã được điều trị kịp thời.

Những ca đột tử của các VĐV thể thao gây xôn xao dư luận xã hội. Ngày từ năm 490 TCN, các thầy thuốc thế giới đã tìm kiếm nguyên nhân những sự kiện bi thảm đó, khi Filippides chạy từ Marathon đến Aten mang tín thắng trận. Sau khi chinh phục chặng đường 42,195 km chia hai thành phố chiến binh đã đột tử. Mặc dù cậy cho đến nay đường chạy marathon vẫn là bộ môn thể thao được đông đảo người hâm mộ.

Điều đó rất tốt, bởi như ngài Wojciech Oczko, thầy thuốc cung đình vua Stefan Batory và Zygmun đệ tam Ba Lan, “Vận động có thể thay thế mọi tân dược, song không tân dược nào thay thế được vận động.” Tập luyện không chuyên sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ chỉ có lợi. – Đã hơn 30 năm các nhà khoa học Ba Lan tại Đại học Y Lodzi đã tiến hành quan sát 500 đối tượng thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, cả hai giới. Kết quả cho thấy: Những người hoạt động thể chất tích cực vào tuổi trung niên và cao tuổi sinh học trường trẻ hơn 20-30 tuổi so với đồng lứa duy trì nếp sống thiếu vận động. Không ít vị 85 tuổi vẫn tham gia các cuộc thi đấu với một số bộ môn thể thao – GS. BS Wojciech Drygas, giám đốc Viện Tim-mạch Warszawa khuyến khích.

Theo Ngọc Vinh
Tri Thức Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG