Đường nát bét, nước chảy vào nhà, dân khu tái định cư 'kêu trời'

TPO - Hạ tầng chưa hoàn thiện, đường xuống cấp nghiêm trọng, hàng trăm hộ dân ở khu tái định cư nhiều năm qua phải sống trong cảnh khốn khổ vì hễ mưa là ngập, bụi bay mù mịt.
Đường nát bét, nước chảy vào nhà, dân khu tái định cư 'kêu trời' ảnh 1

Năm 2010, để nhường đất cho các dự án lớn ở khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh), tỉnh Hà Tĩnh chủ trương di dời hàng trăm hộ dân ở xã Kỳ Lợi lên khu tái định cư Tân Phúc Thành (phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh). Cụ thể đợt 1 vào năm 2010 di dời 289 hộ, đến tháng 8/2020 di dời hơn 250 hộ dân đến khu tái định cư mới.

Đường nát bét, nước chảy vào nhà, dân khu tái định cư 'kêu trời' ảnh 2

Trước khi lên khu tái định cư, chủ đầu tư cam kết hoàn thiện hạ tầng giao thông, tuy nhiên đến nay, sau nhiều năm lên khu tái định cư Tân Phúc Thành, hàng ngàn người dân sống trong cảnh bất an khi hệ thống đường đã xuống cấp, hạ tầng chưa hoàn thiện.

Đường nát bét, nước chảy vào nhà, dân khu tái định cư 'kêu trời' ảnh 3

Các tuyến đường tại khu tái định cư vào mùa nắng thì bụi, mùa mưa lầy lội.

Đường nát bét, nước chảy vào nhà, dân khu tái định cư 'kêu trời' ảnh 4

Đặc biệt, nhiều hộ dân còn chịu tình cảnh nước chảy vào nhà khi có mưa lớn.

Đường nát bét, nước chảy vào nhà, dân khu tái định cư 'kêu trời' ảnh 5

Theo ghi nhận của PV, tuyến đường vào khu tái định cư Tân Phúc Thành thôn 1, thôn 2 vẫn còn dang dở. Mặt đường đầy rẫy ổ gà, ổ voi và thấp so với vỉa hè hai bên.

Đường nát bét, nước chảy vào nhà, dân khu tái định cư 'kêu trời' ảnh 6

Các lớp đất đá trên bề mặt đường lởm chởm, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Đường nát bét, nước chảy vào nhà, dân khu tái định cư 'kêu trời' ảnh 7

Bà Lê Thị Tuyết (49 tuổi, trú thôn 1, khu tái định cư Tân Phúc Thành) cho hay, sau 10 năm di dời từ nơi ở cũ lên khu tái định cư mới, đường sá giao thông không đảm bảo, ổ gà, ổ voi chi chít. Vì thế mỗi lần có mưa lớn lại dùng đá để làm đường bao ngăn nước chảy tràn vào nhà gây xói lở.

Đường nát bét, nước chảy vào nhà, dân khu tái định cư 'kêu trời' ảnh 8

“Đáng lẽ phải làm đúng như cam kết, nhưng lên đây đường sá không hoàn thiện, sống như này khổ lắm, mưa đến lại lo. Chúng tôi đã kiến nghị nhiều lần rồi nhưng chưa có kết quả”, bà Tuyết chia sẻ.

Đường nát bét, nước chảy vào nhà, dân khu tái định cư 'kêu trời' ảnh 9

Còn gia đình bà Nguyễn Thị Ngại (70 tuổi, trú thôn 2, khu tái định cư Tân Phúc Thành) chia sẻ, gia đình bà lên khu tái định cư vào đợt 2. Khi di chuyển lên đây để sinh sống, đường sá vẫn chưa hoàn thiện như cam kết ban đầu. Vì để ngăn nước chảy vào nhà, gia đình đã tự bỏ tiền túi để xây dựng một phần bê tông trước nhà.

Đường nát bét, nước chảy vào nhà, dân khu tái định cư 'kêu trời' ảnh 10

Mặt đường nham nhở, đường chưa được trải thảm khiến cho cuộc sống người dân bị ảnh hưởng.

Đường nát bét, nước chảy vào nhà, dân khu tái định cư 'kêu trời' ảnh 11

Các hệ thống mương nước bị bật nắp cống, mất an toàn cho người tham gia giao thông trên tuyến đường này.

Đường nát bét, nước chảy vào nhà, dân khu tái định cư 'kêu trời' ảnh 12

Ông Nguyễn Thanh Bình - Thôn trưởng Tân Phúc Thành 2 cho biết, việc hạ tầng vẫn chưa hoàn thiện gây khó khăn cho việc đi lại, sản xuất của người dân. Đặc biệt việc thay đổi thiết kế một số tuyến đường cũng là một bất cập khi hệ thống điện, mương thoát nước nằm trong đất của người dân.

Đường nát bét, nước chảy vào nhà, dân khu tái định cư 'kêu trời' ảnh 13

Đại diện lãnh đạo UBND phường Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh) cho hay, người dân kiến nghị từ 10 năm trước nhưng giờ vẫn chưa xây dựng xong hạ tầng. Hiện có 547 hộ dân 2 thôn Tân Phúc Thành 1 và Tân Phúc Thành 2 lên khu tái định xây dựng nhà cửa, tuy nhiên hệ thống hạ tầng tại các thôn này vẫn chưa hoàn thiện. Phía địa phương đã kiến nghị lên chủ đầu tư, thị xã Kỳ Anh nhưng đến nay chưa có kết quả.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.