Dùng nguyên liệu nội, chiếm lợi thế

Sản xuất ở doanh nghiệp dệt may Ảnh: Đại Dương
Sản xuất ở doanh nghiệp dệt may Ảnh: Đại Dương
TP - Mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn do giá cả đầu vào tăng mạnh, khó tiếp cận nguồn vốn do lãi suất tăng cao…, song nhiều doanh nghiệp cũng đã thấy cơ hội để gia tăng xuất khẩu.

>> Hàng Việt 'lung lay' theo sóng thần Nhật Bản

Sản xuất ở doanh nghiệp dệt may Ảnh: Đại Dương
Sản xuất ở doanh nghiệp dệt may. Ảnh: Đại Dương.

Các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu tự có trong nước, nhất là ngành chế biến nông sản, đang bộc lộ nhiều ưu thế.

“Ngành sản xuất xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp trong nước đang có chiều hướng tốt lên trên thị trường thế giới” - ông Nguyễn Lâm Viên -Tổng GĐ Công ty Vinamit xác nhận, đồng thời lý giải: Do không phải nhập nguyên liệu nên các doanh nghiệp này không phải lo hay tốn tiền mua USD, trong khi đó giá USD tăng cao đã đem đến lợi nhuận nhiều hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Chính vì vậy, ông Viên tự tin cho rằng, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nông sản, có thể có lợi nhuận đến 35% và đủ khả năng trang trải lãi suất ngân hàng ở mức 20%.

Theo ông Lê Minh Trí-Phó Tổng Giám đốc Cty Casumina, mặc dù giá cao su nguyên liệu trong nước hiện đang ở mức 115.000 đồng/kg, tăng mạnh so với đầu năm 2010 (42.000 đồng/kg) nhưng vẫn được xem là lợi thế cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước bởi không phải tốn kém chi phí cho các hoạt động nhập khẩu nguyên liệu cao su.

Do đó, Casumina vẫn kiên trì với chiến lược tăng mặt hàng có giá trị cao cho thị trường nước ngoài, đặc biệt là đầu tư sản xuất săm lốp ô tô xuất khẩu.

Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (HAWA), ông Nguyễn Chiến Thắng lạc quan rằng, thị trường xuất khẩu của ngành này đang có chiều hướng tốt lên, bởi nhiều đơn hàng được chuyển từ các nước trong khu vực về Việt Nam.

Ông Lê Minh Thiện-Giám đốc Công ty Chế biến gỗ Hoàng Hùng cũng xác nhận hiện có nhiều khách hàng đã cắt giảm đơn hàng từ các nước Trung Quốc, Malaysia để chuyển sang Việt Nam. Do vậy, nhiều doanh nghiệp sẽ không lo thiếu đơn hàng, thậm chí có điều kiện để lựa chọn đơn hàng giá tốt.

Các doanh nghiệp ngành dệt may cũng đang trong trạng thái “no đủ”, đơn hàng. Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), ông Phạm Xuân Hồng cho biết, phần lớn các doanh nghiệp trong ngành này đã có đủ đơn hàng đến hết năm 2011. Do đó, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để lựa chọn những đơn hàng tốt hơn về giá lẫn các điều kiện khác.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG