Sen là cây thuốc quý, có tác dụng chữa bệnh ở các bộ phận của cây. Hạt sen có vị ngọt tính bình, kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi, kém ăn, không có nhiều tác dụng chữa mất ngủ. Thậm chí nếu dùng không đúng cách sẽ không mang lại hiệu quả.
Không dùng hạt sen cho người mắc bệnh tim mạch
Hạt sen không dùng cho những người bị bệnh tim mạch bởi trong tâm sen có chứa độc tính alkaloid, vì tâm sen có chứa độc tính, muốn sử dụng làm thuốc trước tiên phải khử độc rồi mới dùng. Có thể khử độc bằng cách sao tâm sen ngả màu vàng nhưng không cháy để độc tố thoát hết ra ngoài.
Cần chú ý liều dùng và không nên dùng lâu dài. Vì vậy những người mắc bệnh tim khi dùng hạt sen nhất thiết phải bỏ tâm hoặc dùng tâm sen với lượng vừa phải.
Không dùng hạt sen để chữa mất ngủ
Nhiều người hay lầm tưởng, hạt sen là loại thực phẩm tốt để chữa mất ngủ. Thực tế, hạt sen không có nhiều tác dụng chữa mất ngủ.
Trong hạt sen gồm hai thành phần là hạt và tâm sen. Búp trong hạt sen được gọi là tâm sen mới là thành phần có tác dụng chữa mất ngủ. Do đó, khi sử dụng hạt sen mà đã bỏ đi tâm sen thì sẽ không có tác dụng chữa mất ngủ. Chỉ nên dùng riêng tâm sen để chữa đau đầu, mất ngủ sẽ tốt hơn.
Không nên dùng hạt sen khi rối loạn tiêu hóa
Trong Đông y, hạt sen có tính bình, không độc nên nếu dùng hạt sen đúng cách hoặc với lượng vừa phải sẽ có tác dụng kiện tỳ – kích thích tiêu hóa hay chữa các bệnh đường tiêu hóa.
Nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều, hạt sen có thể gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Bởi vì trong hạt sen có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất, khi đang bị rối loạn tiêu hóa sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng hấp thu khó khăn hơn.
Trộn hạt sen để nấu cháo cho trẻ
Hạt sen không có nhiều ý nghĩa về mặt dinh dưỡng, thậm chí còn làm trẻ khó tiêu hoá. Nguyên nhân là hệ thống tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm vì còn quá non nớt không thể hấp thụ được các chất, ngược lại, có thể gây dị ứng và mẩn đỏ. Do đó, không nên trộn các loại hạt sen để nấu cháo cho bé vì sẽ gây nên chứng đầy bụng, khó tiêu và biếng ăn ở trẻ nhỏ.