Đừng bỏ qua thực phẩm có vị đắng

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Thực phẩm có vị đắng có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng không nên vì suy nghĩ đó, chúng ta lạm dụng chúng quá mức.

Trong các loại vị tạo nên món ăn, vị đắng không phải là vị phổ biến được nhiều người thích thú. Cũng không phải ai cũng ăn được những lát khổ qua (mướp đắng) dù chín dù sống, nghệ, rau đắng, cải xoăn, măng tây… Đặc điểm chung của những loại củ quả này là khá đắng, rất khó ăn, và vì thế nhiều người bỏ qua lợi ích của chúng. Nhưng nếu ăn quen thì có thể bạn sẽ “nghiện” luôn.

Lợi ích từ thực phẩm có vị đắng

Theo TS. Nguyễn Thế Thịnh (Trưởng khoa Đông dược, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam): Những thực phẩm có vị đắng có nhiều tác dụng tạo cảm giác thèm ăn, điều hòa tiêu hóa, giúp kích thích hệ tiêu hóa tiết men phân giải thức ăn, điều hòa nhu động ruột như nghệ, chống táo bón như rau đắng, mướp đắng... Kích thích hệ thần kinh, giúp giảm căng thẳng và tỉnh táo (chất theobromine có trong ca cao hay caffein kích thích hệ thần kinh tỉnh táo, tập trung).

Một số thực phẩm có vị đắng chứa nhiều khoáng chất như mangan, đồng, calci, magiê, sắt, phospho có tác dụng ngăn ngừa tăng huyết áp như: trong cà tím có chứa một số chất giúp điều hòa mỡ trong máu, trong sôcôla có chứa nhiều chất giúp cải thiện tim mạch, giảm đột quỵ...

Do hàm lượng vitamin C cao và chứa nhiều chất có tác dụng kích thích hệ miễn dịch nên thực phẩm đắng giúp giảm đau, viêm, mau lành vết thương. Thực phẩm vị đắng thường có tính hàn nên có thể làm mát cơ thể. Ngoài ra, có thể làm gia tăng tiểu tiện giúp cơ thể loại bỏ độc tố.

Những thực phẩm đắng không nên bỏ qua

Khổ qua (mướp đắng): Theo Y học cổ truyền, khổ qua có vị đắng, tính hàn, không có độc. Khổ qua giúp thanh nhiệt, nhuận tràng, bổ thận, giải phiền khát, lợi tiểu. Chủ trị các bệnh là: ho, sốt, đái rắt, đái buốt, bệnh phù thũng do gan nhiệt. Khổ qua còn là nguồn cung cấp dồi dào vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp ngừa chứng ngộ độc máu, tiêu chảy, đái tháo đường, rối loạn thị lực, rối loạn giấc ngủ, táo bón và các vấn đề về hô hấp. Khổ qua cũng giúp thanh lọc máu, đem lại làn da sáng tự nhiên.

Cải xoăn: thường được gọi là nữ hoàng rau xanh, bởi nó giàu vitamin A, vitamin C và calci. Loại rau này cũng được cho có các chất chống ôxy hóa mạnh như carotenoid và flavonoid giúp chống ung thư. Cải xoăn cũng là thực phẩm giải độc hoàn hảo giúp bảo vệ gan.

Măng tây: cũng là thực phẩm có vị đắng được ưa chuộng. Theo Đông y, măng tây có vị mát, đắng dịu có tác dụng thanh nhiệt tiêu đờm, hạ hỏa giải độc, có tác dụng lợi khí, kích thích sự thèm ăn, là trợ thủ đắc lực của hệ tiêu hóa tạo cảm giác thoải mái cho cơ thể. Hàm lượng dinh dưỡng trong măng tây vô cùng phong phú. Ngoài ra, thành phần kali dồi dào trong măng tây giúp lợi tiểu, làm giả áp lực cho hệ tim mạch, vô cùng có lợi cho những người mắc chứng huyết áp cao hay lượng cholesterol trong máu vượt chuẩn.

Nghệ: Nghệ có thể có vị không mấy dễ chịu nhưng có khả năng chữa bệnh tốt giúp thanh lọc máu, ngừa sỏi mật và duy trì dạ dày, giúp mau lành vết thương, hệ tiêu hóa, ruột và gan khỏe mạnh.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.