Đức cảnh báo nhiều chính khách bị theo dõi qua mạng xã hội

Giám đốc BfV, ông Hans-Georg Maassen, nói rằng, Trung Quốc nỗ lực xâm nhập nghị viện, cơ quan chính phủ Đức thông qua mạng xã hội. Ảnh: BBC.
Giám đốc BfV, ông Hans-Georg Maassen, nói rằng, Trung Quốc nỗ lực xâm nhập nghị viện, cơ quan chính phủ Đức thông qua mạng xã hội. Ảnh: BBC.
TP - Cơ quan tình báo Đức vừa tiết lộ, hiện có hơn 10.000 tài khoản mạng xã hội do tình báo Trung Quốc giả mạo nhằm khai thác thông tin về các chính trị gia cấp cao của Đức.

Đây là một bước đi bất thường của cơ quan tình báo Đức (BfV) nhằm cảnh báo các quan chức chính phủ Đức về nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân có giá trị thông qua các phương tiện truyền thông xã hội.Nghiên cứu suốt 9 tháng của BfV phát hiện ra rằng, hơn 10.000 công dân Đức đã được liên lạc qua trang mạng LinkedIn bằng các hồ sơ giả mạo dưới dạng những nhà tuyển dụng, chuyên gia tư vấn, học giả.

Những hồ sơ giả mạo đó thường được đăng ký bằng tên Trung Quốc và thường là các nhà quản lý trẻ, tài ba. Chẳng hạn như tài khoản “Rachel Li”, được đăng ký với chức danh “người đứng đầu tại RiseHR” và “Alex Li, Quản lý Dự án tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Trung Quốc- châu Âu”. Một số tài khoản khác bao gồm “Allen Liu, nhà quản lý nhân sự tại một công ty tư vấn kinh tế”, “Lily Wu, Giám đốc một công ty Trung Quốc”…

Một quan chức Đức cho biết, nhiều hồ sơ cá nhân đăng hình nam thanh, nữ tú trẻ trung, phong cách và quyến rũ. Bức ảnh của một tài khoản mang tên “Laeticia Chen, một nhà quản lý tại Trung tâm Chính trị và Kinh tế Quốc tế” được lấy từ catalog thời trang trực tuyến.

Rà soát lại các hồ sơ, BfV nhận thấy, một số tài khoản đã được kết nối với các nhà ngoại giao cấp cao và chính trị gia từ một số nước châu Âu. Cơ quan này cáo buộc rằng, tình báo Trung Quốc đã sử dụng mạng xã hội làm mặt trận giả để nhắm mục tiêu vào ít nhất 10.000 người Đức, có thể tuyển dụng họ làm người cung cấp thông tin.

Giám đốc BfV, ông Hans-Georg Maassen, nói rằng, các tài khoản này cho thấy những nỗ lực của Trung Quốc nhằm vào hệ thống chính trị cấp cao của Đức. “Đây là một nỗ lực nhằm xâm nhập nghị viện, các bộ và cơ quan chính phủ. Tình báo Trung Quốc đang hoạt động trên các mạng lưới như LinkedIn đã cố gắng moi thông tin bằng cách tìm kiếm dữ liệu về thói quen, sở thích và tư tưởng chính trị của người dùng”, ông nói.Ông Maassen nói rằng, có thể còn một lượng lớn cá nhân mục tiêu và hồ sơ giả mạo chưa được xác định. BfV đã mời những người dùng có  liên quan liên hệ với họ nếu họ gặp phải hồ sơ đáng ngờ.

Tại cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh ngày 11/12, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói rằng, những cáo buộc trên là vô căn cứ.Ông nói: “Chúng tôi hy vọng các tổ chức Đức, đặc biệt là các cơ quan chính phủ, có thể nói và hành động có trách nhiệm hơn và không làm những điều không có lợi cho sự phát triển của quan hệ song phương”.

Theo Theo BBC, CNBC
MỚI - NÓNG
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
TPO - Những chuyến du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đã được đặt kín từ 2-3 tháng trước nên dự báo không đủ sức cung ứng cho dịp 30/4-1/5 cho khách nội địa. Do đó, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành chia sẻ rằng liên tục phải từ chối hàng chục cuộc gọi đặt tour này mỗi ngày trong thời gian gần đây. 
Nữ thần Đài Loan lười biếng
Nữ thần Đài Loan lười biếng
TPO - Quách Bích Đình khiến khán giả mong chờ khi trở lại với show Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng sau thời gian dài tạm ngừng hoạt động nghệ thuật để lo cho gia đình. Tuy nhiên, biểu hiện của nữ diễn viên trong show gây nhiều tranh cãi.