Đưa thịt chua vượt lũy tre làng

0:00 / 0:00
0:00
TP - Cô gái dân tộc Mường Nguyễn Thị Thu Hoa (SN 1992) đã đưa món ăn truyền thống của người dân Thanh Sơn, Phú Thọ, vượt qua lũy tre làng tới hơn 8.000 điểm bán hàng trên toàn quốc, đạt doanh thu 52 tỷ đồng trong năm 2022.

Cô gái mới học hết cấp 3 này vừa được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh- khởi nghiệp.

Vượt qua thách thức

Học hết lớp 12, Nguyễn Thị Thu Hoa lấy chồng, bỏ dở nhiều dự định. Hoa cùng 2 chị em dâu được bố mẹ chồng truyền cho nghề làm thịt chua truyền thống của gia đình ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Hoa nhớ thời điểm đó, thịt chua rất ít người biết đến, mỗi ngày chỉ bán được 20-30 hộp.

Đưa thịt chua vượt lũy tre làng ảnh 1

CEO Nguyễn Thị Thu Hoa cùng sản phẩm thịt chua Trường Foods

“Vì không có một công thức chế biến cụ thể, làm theo kiểu áng chừng nên hương vị món ăn không ổn định. Nhiều lần khách hàng tìm đến phàn nàn món thịt bữa mặn, bữa nhạt, khiến tôi trăn trở phải làm sao để có một công thức sản xuất hàng loạt mà vẫn đảm bảo hương vị ổn định cho món ăn”, Hoa chia sẻ.

Những ý kiến phản hồi của khách hàng trở thành động lực để cô gái dân tộc Mường dấn thân nghiên cứu sâu về món thịt chua. Qua quá trình mày mò tìm hiểu, Hoa nhận thấy, thịt chua lên men tự nhiên phụ thuộc vào 3 yếu tố là nhiệt độ, thời gian và gia vị. Vì vậy, phải tìm ra được công thức cân bằng, hài hòa được 3 yếu tố thì sẽ đảm bảo hương vị ổn định của món ăn.

Hoa bắt tay vào xây dựng công thức. Với số vốn ban đầu ít ỏi, mỗi lần cô chỉ mua 1-2 cân thịt để thử nghiệm. Khi có kinh nghiệm, Hoa dần tăng số lượng thịt lên. Khi gần như đã nắm chắc công thức, Hoa quyết định mua 15 kg thịt về thử nghiệm. Hoa ủ thịt trong thùng xốp, cứ 1,2 giờ đồng hồ lại kiểm tra, căn chỉnh nhiệt. Sau hơn 1 ngày thức canh, vì quá mệt nên cô ngủ quên mất, thịt bị quá nhiệt, hỏng. “Nhìn đống thịt hỏng, 4 giờ sáng tôi bật khóc tu tu, vừa tiếc của, tiếc tiền, vừa tự trách mình”, Hoa kể.

Năm 2022, nữ CEO Trường Foods tham gia chương trình Shark Tank mùa thứ 5, được cả 4 “cá mập” quan tâm và gọi vốn thành công 15 tỷ đồng. Từ đó, thịt chua Trường Foods được đông đảo nhiều người biết đến. Nhờ đó, quy mô, sản lượng của doanh nghiệp tăng lên ấn tượng.

Sau gần 2 năm kiên trì thử sai, bỏ đi không biết bao nhiêu thịt, cuối cùng Hoa tìm ra công thức chuẩn chế biến thịt chua hàng loạt. Chất lượng sản phẩm ổn định, khách hàng tìm đến ngày càng đông, những đại lý phân phối cũng tìm đến. Nhưng “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, thử thách tiếp tục đặt ra khi thời gian bảo quản thịt chua chỉ để được 7-10 ngày, khiến các đại lý e ngại.

Nhờ mày mò nghiên cứu, cuối cùng Hoa đã tìm ra công thức bảo quản món thịt chua trong vòng 2 tháng mà không cần dùng đến chất bảo quản.

Xây dựng thương hiệu Trường Foods

“Khi mới bắt tay vào làm thịt chua, tôi chưa từng nghĩ đến việc phát triển, xây dựng thương hiệu cho món ăn. Nhưng cứ làm nhiều, trăn trở, vật lộn lắm, thịt chua gần như ngấm vào máu. Đi đâu, làm gì tôi cũng nghĩ đến nó”, Hoa chia sẻ.

Tháng 6/2015, Công ty Sản xuất và Thương mại Trường Foods được thành lập, chứa đựng khát vọng của cô gái dân tộc Mường là đưa món thịt chua vươn ra khỏi lũy tre làng đến bàn ăn của mọi gia đình Việt trên dải đất hình chữ S. Để có thương hiệu Trường Foods như ngày nay, Hoa đã học hỏi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, xây dựng chiến dịch marketing… Cô bắt xe, ôm từng hộp thịt chua đi giới thiệu sản phẩm.

“Tôi bị say xe, mỗi lần đi về đều bơ phờ, mệt mỏi. Gia đình khuyên can tôi không phải vất vả mở rộng thương hiệu làm gì, chỉ cần ở nhà bán thịt chua đủ sống là được rồi. Nhưng khi đã gắn bó với thịt chua rồi tôi không đành lòng thế được. Tôi muốn món ăn này đi đến mọi tỉnh, thành trong cả nước”, Hoa chia sẻ.

Đưa thịt chua vượt lũy tre làng ảnh 7
MỚI - NÓNG
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
TPO - Trên địa bàn hiện có 12 thủy điện, tuy nhiên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đề xuất thêm 15 thủy điện vì cho rằng, với tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo hiện có, kết cấu hạ tầng truyền tải điện cơ bản hoàn thiện với cấp điện áp 110kV, và nhu cầu tiêu thụ điện tương đối lớn nên việc đầu tư, phát triển nguồn điện trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết.