‘Dự thảo kiểm tra hàng hóa nhập khẩu’ gây khó truy nguồn gốc

0:00 / 0:00
0:00
PGS. TS Trần Đáng.
PGS. TS Trần Đáng.
TPO - PGS. TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng (TPCN) Việt Nam nêu ra nhiều bất cập trong thảo dự thảo Nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Ngày 26/11, góp ý dự thảo Nghị định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu (gọi tắt là dự thảo nghị định) do Tổng cục Hải quan chủ trì xây dựng, PGS. TS Trần Đáng cho biết, Hiệp hội TPCN Việt Nam đã có công văn số 831/CV-VAFF, tập hợp ý kiến của các thành viên trong hiệp hội, phân tích những bất cập trong dự thảo nghị định.

Theo PGS. TS Trần Đáng, dự thảo nghị định tạo ra sự phân biệt đối xử sâu sắc giữa thực phẩm sản xuất trong nước và nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam. Cụ thể, thực phẩm nhập khẩu chỉ cần 1 doanh nghiệp đăng ký bản công bố trên hệ thống của Tổng cục Hải quan xây dựng, các doanh nghiệp khác khi nhập sản phẩm này không phải thực hiện việc đăng ký bản công bố, gây khó cho việc truy xuất nguồn gốc đối với các cơ quan quản lý vì không biết tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhiệm về loại thực phẩm đó.

“Ngoài ra, quy trình tiếp nhận đăng ký bản công bố đối với dự thảo nghị định còn lỏng lẻo vì cơ quan Hải quan không có chuyên môn để phân tích các mối nguy trong các phiếu kết quả kiểm nghiệm, công bố về công dụng dẫn đến tình trạng thực phẩm nhập khẩu có thể công bố công dụng chữa bệnh, trong khi đó thực phẩm trong nước phải kiểm soát rất chặt. Đây cũng là bất bình đẳng giữa hai loại thực phẩm và có thể dẫn đến việc bóp chết doanh nghiệp trong nước” - ông Đáng cho biết.

PGS. TS Trần Đáng nêu ra 7 vấn đề bất cập trong dự thảo nghị định này. Trong đó, vấn đề kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm cần phải có chuyên môn, nghiệp vụ sâu về chuyên ngành để nắm được thành phần nguyên liệu, mức độ tinh khiết, ổn định về hàm lượng cũng như phân tích các chất ô nhiễm, sự tác động của thực phẩm đối với sức khỏe, bệnh tật. Phân tích nguy cơ; Công bố hợp quy, công bố hợp chuẩn…

Vẫn theo PGS. TS Trần Đáng, Quyết định 38/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chỉ giao Tổng cục Hải quan xây dựng và đề xuất mô hình kiểm tra hàng hóa, kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tạo sự thông thoáng, điều kiện cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dự thảo nghị định lại hướng dẫn đăng ký bản công bố và tự công bố đối với thực phẩm nhập khẩu là nằm ngoài phạm vi Quyết định 38.

Đại diện một đơn vị sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng tại Việt Nam cho biết, việc thực phẩm chức năng nhập khẩu có cơ chế khác tạo ra một sân chơi không công bằng giữa doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất trong nước.

“Hiện nay, thực phẩm chức năng sản xuất tại Việt Nam đã ngày càng đi vào quy củ và được nâng lên một tầm cao mới, đảm bảo các sản phẩm sản xuất trong nhà máy GMP… theo đúng quy định” - đại diện đơn vị này cho biết.

MỚI - NÓNG
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.