Đủ bệnh "khốn khổ" khi niềng răng sai cách

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Các BS chuyên khoa răng hàm mặt khuyến cáo, không phải cứ niềng răng là sẽ có hàm răng đẹp như ... quảng cáo. Để hạn chế tối đa những biến chứng khi niềng răng, trước hết phải xác định được sự cần thiết hay không của việc chỉnh nha, cần lường trước những nguy cơ có thể xảy ra.
Theo đó, về nguyên tắc, niềng răng sẽ giúp hàm răng, khuôn mặt đẹp hơn, ăn nhai tốt hơn.

Chẳng hạn, các trường hợp bị sai lệch hoặc có nguy cơ sai lệch khớp cắn; người mắc các bệnh lý hay tai biến do sai khớp cắn; xương hàm gây ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ.

Tuy nhiên việc này chỉ nên thực hiện khi thực sự cần thiết. Bởi niềng răng chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người, hoàn toàn không phải là liệu pháp làm cho răng chắc khỏe hơn như các phương pháp điều trị nha khoa khác.

Những bệnh nhân đang bị bệnh toàn thân nặng, đặc biệt các bệnh nhiễm trùng nặng, bệnh về máu tuyệt đối không được niềng răng. Ngoài ra, đây không phải là  giải pháp thích hợp cho những bệnh nhân tâm thần, người đang bị viêm quanh răng tiến triển.

Người niềng răng còn phải đối mặt với nhiều vấn đề từ rủi ro khi thực hiện sai cách.người niềng răng còn phải đối mặt với nhiều vấn đề từ rủi ro khi thực hiện sai cách như:

- Nguy cơ chết tuỷ khi niềng răng sai cách

- Có thể làm mặt biến dạng

- Chế độ chăm sóc răng sau khi niềng rất cầu kỳ và mất thời gian

- Rụng răng sớm hơn bình thường

Độ tuổi thích hợp để niềng răng 

 Lứa tuổi lý tưởng nhất để niềng răng điều chỉnh hàm hô, móm, lệch lạc là từ 10 - 20 tuổi. Những trường hợp có khả năng mọc răng không đều cần chỉnh nha phòng ngừa, có thể thực hiện sớm hơn. Ở lứa tuổi từ 20 - 30 cũng có thể thực hiện chỉnh nha, nhưng thời gian điều trị có thể kéo dài hơn do xương cứng hơn nên răng di chuyển chậm hơn. Càng lớn tuổi thì chỉ định niềng răng càng hạn chế, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và thời gian điều trị kéo dài hơn.

Vì vậy, khi phát hiện răng lệch lạc hoặc có sai hình răng mặt, biến dạng mặt, nên đi khám sớm đúng chuyên khoa để được chẩn đoán đúng và có kế hoạch điều trị sớm nhằm mang lại kết quả tốt. Việc niềng răng là cần thiết, thế nhưng, trường hợp nào cần niềng răng và niềng như thế nào thì lại phải theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có được quyết định đúng đắn.

Chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi niềng răng

Vấn đề chăm sóc răng miệng đúng cách cũng có vai trò quan trọng để đạt hiệu quả tốt sau khi niềng răng, nhất thiết phải chú ý vệ sinh tốt và kỹ càng hơn trước.

Thông thường, niềng răng sẽ mang lại cảm giác hơi ê và khó chịu trong tuần đầu tiên mà nguyên nhân chủ yếu là do có khí cụ lạ trong miệng. Thậm chí, ngay cả môi, má và lưỡi cũng có cảm giác gò bó, mất tự nhiên khi giao tiếp hay cười nói. Tuy nhiên, theo thời gian cảm giác này sẽ giảm dần, cho đến khi bạn chứng kiến được sự thay đổi tích cực của răng như răng đều đẹp hơn, ăn nhai tốt hơn.

Thời gian điều trị tùy theo từng trường hợp cụ thể, thông thường từ 12 - 24 tháng vì sau khi răng đã được sắp xếp vào vị trí mong muốn, bạn còn phải đeo khí cụ chỉnh nha đó thêm một thời gian nữa để răng cố định thật tốt ở vị trí mới. Trong thời gian này, bạn nên dùng bàn chải chuyên dành cho khách hàng chỉnh nha. Đánh răng sạch sẽ sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Việc đánh răng nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh những va chạm ảnh hưởng đến khung niềng. Không để thức ăn giắt vào kẽ răng hoặc đọng lại trên khung sắt niềng răng. Không ăn thức ăn quá cứng phải sử dụng nhiều lực từ các răng đang niềng. Hạn chế nhai đá và đang ăn thức ăn nóng lại uống nước lạnh ngay...

Trong thời gian niềng răng, bạn cũng có thể phải sử dụng đến các biện pháp giúp giảm đau, nhưng cũng cần lưu ý để không làm ảnh hưởng đến răng. Để làm giảm cơn đau nhức, bạn nên sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối ấm. Nếu tình trạng không đỡ mới sử dụng đến thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

MỚI - NÓNG
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.