Dự báo tăng trưởng tín dụng chậm lại, ngân hàng nào sẽ được ưu tiên cấp hạn mức?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Năm 2023, nhiều nhận định, dự báo tăng trưởng tín dụng sẽ chậm lại. Nguyên nhân chính là cầu tín dụng giảm trong bối cảnh lãi suất tăng, các động lực tăng trưởng kinh tế có xu hướng suy giảm, và quan điểm hạn chế tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Trong báo cáo chiến lược mới năm 2023 mới công bố, Chứng khoán Mirae Asset cho rằng, NHNN nhiều khả năng sẽ không đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao như các năm trước là 14%.

Nhóm phân tích nhận định, do các lo ngại về kinh tế vĩ mô cũng như áp lực lạm phát, một bộ phận lớn cư dân sẽ có xu hướng hạn chế chi tiêu và tăng tiết kiệm cũng như tìm kiếm kênh đầu tư an toàn dài hạn. Thêm vào đó, các ngân hàng cũng đang nỗ lực giảm thiểu rủi ro tập trung; vì vậy, kênh tín dụng bán lẻ vẫn được kỳ vọng là động lực tăng trưởng tín dụng trong năm 2023.

Dự báo về tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2023, các chuyên gia phân tích tại Chứng khoán SSI cho rằng, mục tiêu điều hành của NHNN sẽ không có nhiều thay đổi. Theo đó, nhà điều hành sẽ tiếp tục căn cứ vào trạng thái thực tế của thị trường để có những giải pháp phù hợp.

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2023 sẽ vào khoảng 11-12%. Nguyên nhân chính là cầu tín dụng giảm trong bối cảnh lãi suất tăng, các động lực tăng trưởng kinh tế có xu hướng suy giảm, và quan điểm hạn chế tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro của nhà điều hành

Chuyên gia từ Chứng khoán VNDirect dự báo, tăng trưởng tín dụng hệ thống sẽ chậm lại và đạt khoảng 12% trong 2023. Nhóm phân tích chỉ ra, tín dụng hệ thống đã tăng 14,5% trong 2022, cao hơn mức cùng kỳ năm ngoái (13,6%). Tuy nhiên, tín dụng chỉ tăng thêm khoảng 5% từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 12 (6 tháng đầu năm tăng 9,5%), chậm lại rõ rệt.

Căn cứ cho dự báo trên, chuyên gia của VNDirect giải thích, tăng trưởng tín dụng chậm lại do thị trường bất động sản kém khả quan, tăng trưởng xuất khẩu giảm tốc và lãi suất cao. Ngoài ra, lạm phát dự kiến vẫn ở mức cao. Cuối cùng, căng thẳng thanh khoản cũng là một nguyên nhân làm chậm lại đà tăng trưởng tín dụng. Vào cuối quý 3/2022, các ngân hàng đều ghi nhận chỉ số LDR ( đo lường rủi ro thanh khoản) tăng mạnh, một số ngân hàng đã gần chạm ngưỡng quy định (85%).

Trước bối cảnh hiện nay, nhóm phân tích cho rằng, NHNN sẽ ưu tiên các hàng hàng có cơ cấu tín dụng lành mạnh (tỷ trọng cho vay các phân khúc rủi ro như bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp thấp hoặc tỷ trọng cho vay bán lẻ cao), tham gia cơ cấu lại các tổ chức tài chính yếu kém, chất lượng tài sản lành mạnh, tỷ lệ an toàn vốn cao và quản trị rủi ro tốt.

Dựa trên những yếu tố này, chuyên gia của VNDirect dự báo, tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng: VPBank, MB, HDBank và Vietcombank. Đây là 4 ngân hàng tham gia vào việc cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém. Do đó, các ngân hàng này sẽ được nhận hạn mức tín dụng cao hơn so với các ngân hàng khác, cải thiện thị phần tín dụng trong năm nay.

Báo cáo mới nhất của NHNN cho biết tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 đạt 14,5%, mức cao nhất trong vòng 5 năm. Với mức tăng trưởng tín dụng này, toàn hệ thống ngân hàng đã bơm ròng ra nền kinh tế hơn 1,5 triệu tỷ đồng thông qua kênh tín dụng. Đến cuối năm 2022, tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế ước đạt xấp xỉ 12 triệu tỷ đồng.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.