Đốt rơm rạ mùa gặt mù mịt tại Thừa Thiên-Huế

TPO - Đốt rơm rạ đã trở thành vấn nạn từ khu vực thành thị đến nông thôn của tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) từ nhiều năm nay, nhưng chưa được xử lý dứt điểm dù Chủ tịch UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo các địa phương, đơn vị chức năng tăng cường thực hiện các giải pháp, chế tài ngăn chặn.

VIDEO: Tái diễn đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa ở nhiều nơi tại Thừa Thiên-Huế

Đốt rơm rạ mùa gặt mù mịt tại Thừa Thiên-Huế ảnh 1

Đây là tình trạng đốt rơm rạ trên đồng vào ban trưa vừa xảy ra ở khu vực giáp ranh giữa TP. Huế và huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế, gần với khu đô thị mới Phú Mỹ Thượng và khu du lịch nước khoáng nóng Mỹ An.

Đốt rơm rạ mùa gặt mù mịt tại Thừa Thiên-Huế ảnh 2

Những đám cháy liên tục phả khói mù mịt lan rộng ra các tuyến giao thông chính như Tỉnh lộ 10A, Quốc lộ 49A, đường Phú Mỹ - Thuận An và xâm nhập vào nhiều khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông.

Đốt rơm rạ mùa gặt mù mịt tại Thừa Thiên-Huế ảnh 3

Còn đây là đám cháy khác nhìn từ trên cao do đốt đồng xảy ra cạnh tuyến đường mới Phú Mỹ - Thuận An đi qua huyện Phú Vang và TP. Huế. Rơm rạ bị đốt cháy đen trên một khoảnh đồng rộng lớn.

Đốt rơm rạ mùa gặt mù mịt tại Thừa Thiên-Huế ảnh 4

Một đám khói đen kịt do đốt rơm rạ sau thu hoạch bốc lên trời từ cánh đồng xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy.

Đốt rơm rạ mùa gặt mù mịt tại Thừa Thiên-Huế ảnh 5

Anh Tôn Thất Đại Dương (trú phường Thuận Lộc, TP. Huế) phản ánh có thời điểm khói đốt đồng còn tràn vào cả khu vực Kinh thành, làm mờ mịt cảnh quan sông Hương, cầu Trường Tiền (TP. Huế)… gây ảnh hưởng đời sống sinh hoạt, hoạt động giao thông đi lại và du lịch.

Đốt rơm rạ mùa gặt mù mịt tại Thừa Thiên-Huế ảnh 6

Trước vấn nạn này, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế từng phát văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh.

Đốt rơm rạ mùa gặt mù mịt tại Thừa Thiên-Huế ảnh 7
Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, nhiều địa phương đã chấp hành tốt. Rơm rạ sau thu hoạch được để lại trên đồng ruộng để tự phân hủy tăng chất hữu cơ cho đất, hoặc đóng cuộn để phục vụ sản xuất, chăn nuôi.
Đốt rơm rạ mùa gặt mù mịt tại Thừa Thiên-Huế ảnh 8
Tuy nhiên, tại nhiều nơi ở TT-Huế, tình trạng đốt đồng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng an toàn giao thông vẫn tiếp diễn.
Đốt rơm rạ mùa gặt mù mịt tại Thừa Thiên-Huế ảnh 9

Nguy hiểm hơn, tình trạng đốt đồng còn diễn ra vào buổi chiều tối gây nguy cơ tai nạn giao thông rất cao, do khói mù che khuất tầm nhìn phương tiện tham gia giao thông.

Đốt rơm rạ mùa gặt mù mịt tại Thừa Thiên-Huế ảnh 10

Để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, gây mất an toàn giao thông do đốt rơm rạ, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế đã yêu cầu lãnh đạo các địa phương giao trách nhiệm cho chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm trực tiếp nếu để xảy ra tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa trên địa bàn.

Đốt rơm rạ mùa gặt mù mịt tại Thừa Thiên-Huế ảnh 11
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tại TT-Huế phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh trong việc để người dân đốt rơm rạ sau thu hoạch.
Đốt rơm rạ mùa gặt mù mịt tại Thừa Thiên-Huế ảnh 12

Ông Nguyễn Văn Chính - Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Vang - cho biết các cấp chính quyền của huyện không chỉ triển khai tuyên truyền, vận động hạn chế tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa mà còn cấm người dân thực hiện hành vi này. “Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 50 máy cuộn rơm sau thu hoạch, nên góp phần hạn chế đáng kể tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng an toàn giao thông. Tuy nhiên, vấn nạn đốt rơm rạ trên đồng vẫn còn tái diễn ở một vài nơi. Huyện tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, có chế tài xử lý nghiêm hành vi này", ông Chính thông tin.

Đốt rơm rạ mùa gặt mù mịt tại Thừa Thiên-Huế ảnh 13

Còn theo ông Đặng Phước Bình - Phó giám đốc Sở TN&MT tỉnh TT-Huế - vừa qua Sở tiếp tục có công văn gửi UBND các huyện, thị xã, TP. Huế về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi đốt rơm rạ sau thu hoạch.

Đốt rơm rạ mùa gặt mù mịt tại Thừa Thiên-Huế ảnh 14
Nhằm hạn chế tình trạng đốt rơm rạ, Sở TN&MT cũng yêu cầu các địa phương xem xét ứng dụng mô hình nông hộ sản xuất than sinh học (biochar) từ phụ phẩm nông nghiệp và ứng dụng trong canh tác cây trồng. Đồng thời, tiếp tục tăng cường giám sát, tuyên truyền và xử lý các trường hợp đốt chất thải không đúng quy định gây mất cảnh quan và ô nhiễm môi trường.
Tin liên quan