Thời gian qua, nhằm đón sóng đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực bất động sản công nghiệp và đây được xem là điểm sáng của thị trường bất động sản năm 2023.
Trong 10 tháng đầu năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương tiếp tục phát triển ổn định. Chỉ số sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), vốn đăng ký kinh doanh trong nước tăng cao so với cùng kỳ; thu, chi ngân sách đảm bảo theo dự toán; dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát.
TP - Thành tích sớm khống chế đại dịch COVID-19 giúp Việt Nam có lợi thế trong việc đón nhận dòng vốn đầu tư đang dịch chuyển trên thế giới, trong đó có dòng vốn FDI rời khỏi Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc Quốc hội thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được đánh giá đã tạo thêm cú hích cho Việt Nam thu hút dòng vốn FDI thời gian tới.
TP - Cuối tuần qua (17/5), Tỉnh Long An tổ chức Lễ khởi công Khu công nghiệp Việt Phát (xã Tân Long, huyện Thủ Thừa) với diện tích lên tới 1.800 ha. Đây là dự án khu công nghiệp được lãnh đạo tỉnh nhấn mạnh: sẽ đón đầu “làn sóng” dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Thậm chí (có tin bên lề), với khu công nghiệp “khủng” này, rất có thể Long An đang ngắm tới “người khổng lồ” Apple vốn đã rậm rịch tính chuyện dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam.
TP - Sự chuyển dịch dòng vốn FDI đang khiến nhiều “ông lớn” công nghệ thế giới tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, để đón làn sóng FDI công nghệ cao, Việt Nam cần chuẩn bị nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, lao động trình độ cao.
TP - Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp (FDI) lựa chọn hình thức góp vốn, mua cổ phần DN để có thể vào thị trường Việt Nam nhanh hơn. Từ năm 2018, dòng vốn FDI dịch chuyển từ đầu tư mới sang mua cổ phần chuyển biến rõ rệt. Năm 2019, thương vụ ầm ĩ nhất là của tỷ phú ThaiBev từng chi tới gần 5 tỷ USD để thâu tóm 53,59% cổ phần Sabeco.