Động viên thanh niên bằng chính sách cụ thể

Động viên thanh niên bằng chính sách cụ thể
TP - Sẽ có rất nhiều người sẵn sàng ra Trường Sa làm việc, trong đó có thanh niên, song cần động viên họ bằng chính sách, pháp luật cụ thể.
Động viên thanh niên bằng chính sách cụ thể ảnh 1

Thắp hương làm lễ tưởng niệm các chiến sỹ hy sinh ở Trường Sa (Ảnh do Thạc sĩ Thuyên cung cấp)

Thạc sĩ Vũ Xuân Thuyên - Chuyên viên cao cấp Bộ Kế hoạch & Đầu tư, thành viên đoàn công tác Bộ Kế hoạch & Đầu tư thăm quần đảo Trường Sa, cho biết như vậy.

Để huy động nhân lực phát triển kinh tế ở Trường Sa, thanh niên có thể đóng góp gì, thưa ông? Cần làm gì để người ra đảo yên tâm?

Tôi cho rằng, rất nhiều người sẵn sàng ra làm việc ở Trường Sa, trong đó, sẽ có nhiều thanh niên. Nhưng ngày nay, động viên thanh niên cũng phải bằng chính sách, luật pháp cụ thể.

Chúng ta nên có chính sách với thanh niên ra đây làm kinh tế giống như chính sách từng áp dụng cho thanh niên xung phong thời trước. Cấp giấy chứng nhận đối với thanh niên có thời gian làm kinh tế trên đảo Trường Sa kèm theo những ưu đãi cụ thể.

Ví như, với những người được cấp giấy chứng nhận từng phục vụ trên đảo Trường Sa thì được ưu tiên xuất khẩu lao động, nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp, ưu đãi vay vốn làm ăn sau khi trở về địa phương…

Cần dấy lên một phong trào vì Trường Sa. Ở TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh có chính sách hậu phương quân đội và hậu phương dân sự rất tốt. Nhiều tổ chức ở TP Hồ Chí Minh đứng ra giúp đỡ, bảo trợ công việc, chăm lo đời sống cho thân nhân của những người ở đảo.

Một yếu tố tâm lý quan trọng khác cần sớm có nữa là hoàn thiện pháp luật, cụ thể hóa chính sách cho những người đi làm kinh tế ở Trường Sa.

Theo tôi, bên cạnh luật thủy sản đã có, chúng ta còn thiếu luật liên quan đến biển, ví như luật khai thác biển. Khi có luật, doanh nghiệp và dân cũng yên tâm để làm ăn trên biển, đảo.

Thưa ông, quần đảo Trường Sa của ta có những tiềm năng phát triển kinh tế nào cụ thể?

Quần đảo Trường Sa, cũng như các đảo phía nam của Việt Nam, có tiềm năng phát triển kinh tế lớn. Nó được xem xét trong chuỗi tiềm năng thềm lục địa Việt Nam, mà Trường Sa là phần gắn liền, tiếp nối.

Qua tìm hiểu trong chuyến đi, chúng tôi nhận thấy, song song với việc bảo vệ chủ quyền ở vùng đất thiêng liêng này cần phát triển du lịch, nghề cá, phát triển dân sinh sống trên đảo.

Động viên thanh niên bằng chính sách cụ thể ảnh 2Làm việc ở khu vực Trường Sa là làm việc cho quốc gia, quan trọng và lâu dài. Chúng tôi đến đảo Trường Sa Đông gặp một gia đình đóng tàu đánh cá trị giá 600 triệu đồng, nhưng bị bão đánh hư hỏng, mất mát lớn chưa thể tái sản xuất tiếp. Giá họ được bảo lãnh ở mức độ nào đó do làm ăn ở vùng đặc biệt khó khăn thì sẽ tốt hơn nhiềuĐộng viên thanh niên bằng chính sách cụ thể ảnh 3 - Thạc sĩ Vũ Xuân Thuyên

Tôi hình dung, nếu nhà nước quyết tâm mở đường, xây dựng hạ tầng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm kinh tế thì, trong tương lai không xa, khách du lịch có thể đi thăm Trường Sa bằng tàu, máy bay.

Doanh nghiệp du lịch thì kết hợp với lực lượng khác để đưa khách ra đảo, thăm đảo, thăm những người lính, tận hưởng những gì đẹp nhất thuộc về biển, đi câu cá, du lịch mạo hiểm, thỏa trí tò mò khi đặt chân tới vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.

Về khai thác và nuôi trồng thủy sản trên biển, ở đây có điều kiện thuận lợi để phát triển.

Được biết, Chính phủ phê duyệt chiến lược kinh tế biển rất cụ thể cho các tỉnh ven biển như Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Yên… Phát triển kinh tế ở Trường Sa cần kết nối thế nào với các tỉnh này, thưa ông?

Đúng là Chính phủ đã phê duyệt các chiến lược phát triển kinh tế biển cho các tỉnh ven biển. Nếu các tỉnh phát triển mạnh kinh tế biển thì đó là tiền đề, kinh nghiệm quý để kết nối phát triển kinh tế biển đảo.

Ngay từ bây giờ, việc phát triển kinh tế ở Trường Sa cũng nên đẩy mạnh song song với phát triển nhiều hơn kinh tế biển ở Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Yên…

Động viên thanh niên bằng chính sách cụ thể ảnh 4

Thạc sĩ Vũ Xuân Thuyên -chuyên viên cao cấp Bộ Kế hoạch & Đầu tư. Ảnh: PV

Các tỉnh ven biển và Trường Sa là hai đầu đi và đến của các doanh nghiệp phát triển du lịch, của những thương cảng phát triển nghề cá… Nếu kết nối tổng thể như thế, chúng ta sẽ có được những điểm nhấn về kinh tế khiến biển đảo trở nên gần gũi hơn với đất liền.

Phát triển kinh tế ở Trường Sa, chúng ta gặp khó khăn nào, thưa ông?

Để phát triển được kinh tế, đặc biệt kinh tế ở vùng khó khăn như ở Trường Sa, cần nhất là cơ sở hạ tầng. Nhà nước cần tạo điều kiện để phát triển cơ sở hạ tầng.

Ví như, để phát triển nghề cá ở quanh đảo, cần có cơ sở về bảo quản chế biến, hậu cần tiếp dầu, lương thực cho ngư dân.

Để ngư dân bám biển nhiều hơn bằng tàu lớn, hay các doanh nghiệp du lịch trang bị được phương tiện đủ tầm đưa khách du lịch ra Trường Sa, cần giảm thuế, cho vay lãi suất thấp, thậm chí bù lỗ trong những trường hợp doanh nghiệp thua lỗ do bão tố, thiên tai, mua bảo hiểm cho người đi biển, khoanh hoặc giãn nợ.

Cảm ơn ông.

Nghị quyết số 20 của Bộ Chính trị về kế hoạch phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2020 đặt mục tiêu kinh tế biển đảo sẽ chiếm 40 phần trăm tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đến năm 2020, GDP nước ta dự kiến gấp khoảng 3,5 lần hiện tại.

Quyền Thành - Trần Phong
Thực hiện

MỚI - NÓNG
TPHCM 24/7: Chi Dân, An Tây xin lỗi muộn màng; Bắt 'Trưởng phòng chiến tranh' của tổ chức khủng bố
TPHCM 24/7: Chi Dân, An Tây xin lỗi muộn màng; Bắt 'Trưởng phòng chiến tranh' của tổ chức khủng bố
TPO - Chi Dân, An Tây và 'cô tiên' Trúc Phương bị bắt; TPHCM rà soát, xử lý cán bộ dùng chứng chỉ 'Cambridge International'; Bắt 'Trưởng phòng chiến tranh' của tổ chức khủng bố 'Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời'; TPHCM sắp thử nghiệm máy bay không người lái 100 km/h,... là những tin tức đáng chú ý tại TPHCM tuần qua.