TPO - 15.535 chiếc đồng hồ "nhái" các nhãn hiệu nổi tiếng của Thuỵ Sỹ như Rolex, Tudor, Longines, Omega, Patek Philippe, Montblanc, Chanel, Burberry… đã bị lực lượng Quản lý thị trường tịch thu tính đến cuối tháng 9 năm 2019.
TPO - Để kiếm lời, bên cạnh việc quảng cáo bán đồng hồ nhái hàng hiệu với giá “siêu rẻ”, nhiều gian thương còn có mánh tinh vi hơn đó là trà trộn và “hô biến” hàng nhái thành “hàng thật”...
TPO - 1 vốn nhưng lời từ 10 – 15 lần khiến cánh “gian thương” buôn đồng hồ giả không để bỏ qua cơ hội kiếm lời siêu nhanh dù biết đang vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó chính là nhu cầu dùng “hàng hiệu” nhưng lại có giá… siêu rẻ của một bộ phận người tiêu dùng khiến cánh buôn đồng hồ giả nghĩ ra nhiều chiêu trò để lừa khách hàng.
TPO - “Đồng hồ chính hãng giá siêu rẻ”, “siêu phẩm đồng hồ”, “bảo hành chính hãng” v.v… với những lời quảng cáo đầy mật ngọt, thậm chí “chắc” như đinh đóng cột, nhiều người tiêu dùng ham rẻ đã dính bẫy của những gian thương…
TPO - Sau vụ đồng hồ fake nhãn hiệu Maurice Lacroix được "biến hóa" thành chính hãng, dư luận lại càng bất ngờ hơn, khi trung tâm thẩm định trên do một cửa hàng tự lập ra để kiểm định nhiều thương hiệu đồng hồ nổi tiếng dù không có giấy ủy quyền, hoặc được cơ quan chức năng cấp phép.
TPO - Ngay sau bài viết “Thẩm định đồng hồ chính hãng: 'Hô biến' hàng giả thành hàng thật”, rất nhiều độc giả đã gửi phản hồi đến báo Tiền Phong với mong muốn tìm hiểu rõ thêm sự việc. Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người Tiêu dùng Việt Nam cũng đã vào cuộc làm rõ.
TPO - Một trung tâm thẩm định đồng hồ đã thẩm định “hô biến” một chiếc đồng hồ giả giá vài triệu đồng thành đồng hồ chính hãng giá hàng chục triệu. Dư luận đặt ra câu hỏi có hay không sự tiếp tay của nhân viên kiểm định đồng hồ để bán giấy chứng nhận?