Phía sau những đổi thay không ngờ của thị trường bất động sản Long An
Không thể phủ nhận, trước đây Long An không được nhà đầu tư chú ý bằng các “anh em” lân cận Bình Dương, Đồng Nai do điểm nghẽn hạ tầng. Đến nay, thị trường bất động sản nơi đây “đảo chiều” nhờ loạt động thái mới về hạ tầng giao thông liên tục được đầu tư.
Là tỉnh duy nhất của Tây Nam Bộ có đường ranh giới giáp ranh Tp.HCM, Long An đang ngày càng cho thấy vai trò trọng yếu trong kết nối giao thương, phát triển kinh tế vùng. Gần đây, Long An tích cực đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội và quy hoạch nhằm đón đầu làn sóng di cư từ khu vực nội đô ra vùng đô thị vệ tinh.
Loạt tuyến đường trọng yếu đã và đang được đầu tư như vành đai 3, Vành đai 4, Quốc lộ 50B, quốc lộ N1, đường tỉnh 823D, đường tỉnh 830E… Trong đó, đường tỉnh 823D có điểm đầu Km 0+000 tại huyện Đức Hòa và Tp.HCM, điểm cuối Km 14+274, nút giao vòng xoay Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa đang được tỉnh Long An đẩy nhanh tiến độ để kịp hoàn thành trong năm 2024.
Giá trị bất động Long An tăng trưởng ổn định suốt thập kỉ qua nhờ bệ đỡ từ hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư. Ảnh: Minh hoạ |
Ngay đầu năm 2024, tỉnh này đã xúc tiến đầu tư mở rộng, nâng cấp các tuyến đường tỉnh, quốc lộ quan trọng và dành nhiều nguồn lực hoàn thiện 6 trục phát triển kinh tế bao gồm Vành đai 3 - Vành đai 4 Tp.HCM; quốc lộ 50B; song hành quốc lộ 62; quốc lộ N1; Đức Hòa...
Trong đó, thông tin mở rộng kéo dài đường Võ Văn Kiệt - một trong những đại lộ huyết mạch của Tp.HCM với Đức Hoà (Long An) đang được giới đầu tư chú ý. Đường nối dài dự kiến hơn 12 km, rộng 60 m, có nút giao với Vành đai 3. Ngoài ra, Sở Giao thông Vận tải Tp.HCM cũng đề xuất sớm triển khai mở đường mới phía Tây Bắc, dài khoảng 8 km, rộng 40m; mở rộng đường Nguyễn Văn Bứa lên 32-40m (đoạn từ Ngã Ba Giồng đến cầu Tỉnh lộ 9)…
Như vậy, với hàng loạt tuyến đường liên tỉnh hình thành trong tương lai, bất động sản Long An được quyền kì vọng những thay đổi trong nhu cầu cũng như giá trị gia tăng.
Cùng với đó, gần đây việc các đại gia địa ốc như Vingroup, Ecopark, MIK Group, VPBank, BIM Group, Eurowindow... “đổ móng” bằng loạt các dự án tỉ USD tại Long An đang tạo ra kì vọng cho một sân mới ở một chu kì bất động sản mới. Nếu Bình Dương và Đồng Nai đã sôi động trong vài năm qua với sự góp mặt của nhiều tên tuổi thì đến nay Long An mới thực sự “thực chiến” khi cùng lúc được nhiều ông lớn để ý.
Thực tế, không phải ngẫu nhiên mà các đại gia bất động sản chọn Long An làm “bến đỗ”. Nếu nói nơi đây là miền đất mới thì không hẳn nhưng gọi là vùng đất tiềm năng của khu vệ tinh Tp.HCM là hoàn toàn đúng với thị trường Long An.
Bất động sản bước vào “guồng đua mới”
Trong giai đoạn từ 2010-2015, khi các doanh nghiệp lớn “nhòm ngó” tìm quỹ đất Long An để phát triển dự án quy mô, thị trường đã dấy lên nghi ngờ: Doanh nghiệp có thể phải ôm quỹ đất lớn rồi “ngủ đông” kéo dài; có nguy cơ hình thành các khu đô thị “ma” khi lực đẩy hạ tầng kém, vùng đất “lạ lẫm” với sản phẩm cao cấp và cả thói quen tiêu dùng thiên về đất nền của người dân địa phương.
Thế nhưng, thực tế, gần thập kỉ trôi qua Long An đã âm thầm chứng minh bằng các khu đô thị/khu dân cư hiện hữu và sáng đèn. Tại Đức Hoà, Cần Giuộc hay Bến Lức các dự án hàng trăm héc-ta đã đi vào hoạt động. Một số khu đô thị tỉ lệ lấp đầy cư dân khá cao và mức độ tăng giá trị được ghi nhận suốt nhiều năm qua.
Có được điều này là nhờ nhu cầu mua bất động sản tại khu Tây để ở thực chiếm tỉ lệ cao. Nếu khu Nam hay khu Đông hầu hết các dự án mở bán thời điểm đầu thu hút khoảng 60-80% nhu cầu đầu tư, chỉ ở các giai đoạn tiếp theo nhu cầu ở thực mới xuất hiện. Ngược lại, khu vực phía Tây, nhu cầu đầu tư chỉ chiếm khoảng 10-30%, trong khi nhu cầu mua để ở có thể lên đến 70-90%. Khi nhu cầu ở thực cao, lợi tức dòng tiền của nhà đầu tư ghi nhận tăng trưởng ổn định sau đó.
Dự án An Huy Mỹ Việt của Công ty Cổ phần địa ốc An Huy được đầu tư bài bản, bao gồm sản phẩm đất nền, biệt thự, nhà liền kề, shophouse. Ảnh: nguồn An Huy |
Chưa kể, tỉ lệ dân nhập cư của khu Tây luôn chiếm tỉ lệ lớn. Long An là 1 trong 7 địa phương có tỉ lệ nhập cư cao nhất cả nước. Đến nay, có khoảng 183.000 lao động đang làm việc tại hơn 1.600 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp thuộc Long An. Dân số cơ học liên tục tăng qua các năm, kéo theo nhu cầu nhà ở rất lớn.
Từ vùng đất chủ yếu là sản phẩm đất nền phân lô, phát triển đơn lẻ, qua thời gian Long An liên tục xuất hiện các dự án quy mô. Việc hội tụ loạt dự án lớn được đầu tư bài bản sẽ gia tăng nhu cầu đa dạng của thị trường, từ đó tạo nên bức tranh bất động sản phát triển quy củ, bền vững.
Gần đây, một số doanh nghiệp địa ốc tiếp tục gia nhập thị trường Long An với các sản phẩm khu đô thị chất lượng, tạo thêm điểm nhấn cho bất động sản Long An trong “guồng đua” mới, ở chu kì hoàn toàn mới.
Chẳng hạn, tại Đức Hoà (Long An), dự án An Huy Mỹ Việt của Công ty Cổ phần địa ốc An Huy đang rục rịch ra thị trường gây chú ý. Dự án có quy mô 60ha, gồm 2.500 sản phẩm đất nền, biệt thự, nhà liền kề, shophouse. Nhờ có vị trí “sát cạnh” các tuyến giao thông trọng điểm như Quốc lộ 22, Quốc lộ N2, Đường Vành Đai 3, Đường Vành Đai 4, Tỉnh lộ 10, Quốc lộ 1A, Tỉnh lộ 823, Tỉnh lộ 824…, nên từ dự án kết nối dễ dàng với trung tâm Tp.HCM.
Chưa kể, khu dân cư nằm trong vành đai quy hoạch 7.000ha đất khu công nghiệp, được quy hoạch bài bản, nhiều mảng xanh và đủ đầy trải nghiệm sống góp phần tạo nên sức hút cho bất động sản khu Tây Tp.HCM. Ở đó, cư dân được tận hưởng cuộc sống trong không gian xanh mát với nhiều cơ hội việc làm, kinh doanh và đầu tư lâu dài.
Long An cách Tp.HCM không xa nhưng giá đất còn mềm, quỹ đất lớn cộng với loạt lợi thế về hạ tầng kết nối, tỉnh tạo điều kiện thu hút đầu tư… đã giúp bất động sản nơi đây nhận được niềm tin của cả doanh nghiệp lẫn người mua nhà.