Dự trữ ngoại hối của Nga liên tục tăng kể từ sau sát nhập Crimea năm 2014. Tháng 1/2022, họ đạt thặng dư 630 tỷ USD, cao thứ tư thế giới. Hiện Nga chỉ còn 16% giao dịch phụ thuộc dollar, giảm mạnh từ 40% cách đây năm năm, trong khi dựa nhiều hơn vào tiền Trung Quốc, lên đến 13%.
Bất ngờ nữa có lẽ là Nga dám chọn con đường khó. Họ chấp nhận tăng trưởng ở mức vô cùng thấp, dưới 1%/năm. Đổi lại, kinh tế quốc dân dần quen với tự chủ là chính. Bởi thế, cả khi bị loại khỏi SWIFT, công cụ thanh toán gây tổn hại tài chính ghê nhất, họ vẫn đứng vững bằng hệ thống thanh toán riêng và liên thủ với TQ.
Nhưng sẽ ngây thơ nếu nghĩ trừng phạt chỉ như gãi ngứa. Thu hẹp giao thương với các cường quốc, trừ TQ, gần như đồng nghĩa thu hẹp tăng trưởng, nhất là về công nghệ dầu lửa, quốc phòng, và vũ trụ. Thị trường chứng khoán Nga không chỉ chứng kiến tụt kỷ lục hôm 24/2 khi tấn công Ucraine.
Hậu quả trừng phạt cũng dễ thấy dù chúng cũng gây tác động ngược. Ngày 24/2, Mỹ công bố trừng phạt toàn bộ 10 thể chế tài chính lớn nhất của Nga. Cùng với siết các điều kiện xuất khẩu từ Mỹ, nhập công nghệ cao của Nga hầu chắc giảm một nửa ngay từ năm nay. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EU) còn vạch lộ trình đợt trừng phạt tiếp theo sẽ nhắm vào quân sự và công nghệ chip của Nga.
Việc Đức tạm dừng phê chuẩn đường ống dẫn khí đốt từ Nga cho thấy nước này và cả Châu Âu đã sẵn sàng chịu sốc ngược. Nói riêng Đức chấp nhận thiếu hụt 50% tiêu dùng khí đốt khi quyết định chưa cho phép vận hành đường ống dài Nord Stream 1207 km. Giá dầu thế giới tăng vọt sau công bố trừng phạt Nga nhưng hôm qua, 26/2, đã giảm dưới ngưỡng 100 USD/thùng.
Chủ động của Nga giảm đáng kể tác động trừng phạt chưa từng có của phương tây. Đến giờ, khối này vẫn không thống nhất được liệu pháp loại Nga khỏi SWIFT, cấu trúc quyền lực nhất về điều hành tài chính quốc tế. Điều đó phần nào cho thấy bản thân các nhà trừng phạt cũng nao núng về hiệu quả trừng phạt. Tuy nhiên, những gì Nga gánh chịu không thể xem thường nếu nhìn rộng và dài hạn. Thành thực mà nói, tăng trưởng của Nga dưới 1%/năm suốt thập kỷ qua, phương tây chịu trách nhiệm to lớn chứ chưa hẳn ngược lại.