Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng - bài 3: Phá 'cục máu đông' để cất cánh

0:00 / 0:00
0:00
TP - TPHCM được xem là điểm sáng cho sự phát triển mạnh mẽ của khối doanh nghiệp (DN) tư nhân. Các DN mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền, cải thiện chính sách cũng như đơn giản hóa thủ tục hành chính để vươn mình trở thành những đơn vị dẫn dắt ở các lĩnh vực, khối ngành kinh tế.

Tìm động lực của nền kinh tế

Công ty TNHH Lập Phúc (quận 7, TPHCM) chuyên sản xuất về cơ khí khuôn mẫu chính xác vốn là một xưởng cơ khí nhỏ. Bước ngoặt đến với Công ty Lập Phúc là năm 2005, DN này được vay 6 tỷ đồng từ vốn kích cầu của thành phố để phát triển sản xuất. Từ đó, ông Nguyễn Văn Trí - Giám đốc Công ty Lập Phúc mạnh dạn đầu tư máy móc, không ngừng nghiên cứu, cải tiến sản xuất, nhập dây chuyền sản xuất tự động của châu Âu đáp ứng các yêu cầu khắt khe của nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới. Công ty đã chế tạo khuôn mẫu cho rất nhiều sản phẩm, chi tiết của các thương hiệu như xe Tesla, Suzuki, Panasonic, Sanyo… với doanh thu hàng trăm tỷ đồng/năm.

Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng - bài 3: Phá 'cục máu đông' để cất cánh ảnh 1

TPHCM tìm cách giúp DN tư nhân “cất cánh”, phát triển kinh tế. Ảnh: U.P.

DN tư nhân này còn đóng ngân sách cả chục tỷ đồng/năm cho TPHCM, giải quyết việc làm cho hơn gần 200 lao động. Lập Phúc là một trong những đơn vị dẫn đầu TPHCM trong ứng dụng công nghệ cao lĩnh vực cơ khí tự động, hợp tác với nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo nguồn nhân lực.

“Chính quyền TPHCM kiên quyết thay đổi tư duy từ hành chính, công quyền sang phục vụ, xem nhân dân, cộng đồng DN là đối tượng, là nguồn lực, động lực cho sự phát triển. Đây là thông điệp xuyên suốt mà TPHCM kiên quyết thực hiện. Mong cộng đồng DN đồng hành với chính quyền TPHCM. Để TPHCM phát triển, vai trò DN,doanh nhân rất quan trọng. Mong DN an tâm, tin tưởng vào chính quyền, vào thành phố” - Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được.

Chia sẻ về tiềm năng của khối kinh tế tư nhân khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, ông Trí nói rằng, những chính sách ưu đãi thu hút FDI (DN có vốn đầu tư nước ngoài) đã khiến DN ngoại gần như “phủ sóng” mọi lĩnh vực kinh tế, nhất là trong công nghiệp hỗ trợ, song không nhiều DN Việt tham gia được trong chuỗi cung ứng. Do đó, đây là lúc sàng lọc nhà đầu tư, những lĩnh vực nào ưu tiên thu hút FDI và lĩnh vực nào ưu tiên DN trong nước phải có cơ chế khuyến khích, tạo chỗ đứng và giúp cho DN tư nhân Việt lớn mạnh, tăng doanh thu và tăng đóng góp vào ngân sách, tăng trưởng của đất nước. “Cần phải có tư duy xây dựng chính sách để DN nội, DN tư nhân trong nước lớn mạnh” - ông Trí nhấn mạnh.

Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TPHCM thông tin, TPHCM hiện có hơn 500.000 DN nhưng chỉ khoảng 230.000 DN có sản xuất thực tế và có doanh thu. Trong khi đó, 400.000 hộ kinh doanh cá thể hoạt động ổn định, phát triển bền vững, đây cũng là lực lượng ít giải thể nhất. Vì vậy, bà Kim Chi kiến nghị thành phố tiếp tục có chính sách khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển lên mô hình DN. “Việc này không chỉ giúp mở rộng quy mô nền kinh tế mà còn chính thức hóa khu vực kinh tế tư nhân, tăng thu ngân sách và nâng cao năng lực cạnh tranh” - bà Chi nói.

Lãnh đạo Hội Lương thực thực phẩm TPHCM khẳng định, kinh tế tư nhân chiếm gần 80% công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, hiện nay kinh tế tư nhân còn nhỏ lẻ, manh mún. Để sản xuất công nghiệp theo kịp thời đại, kỷ nguyên mới, cần phải thay đổi.

Để hỗ trợ cho lĩnh vực kinh tế tư nhân phát triển, không nên phân biệt giữa kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước. Tuy nhiên, các chính sách cho kinh tế tư nhân đang còn thiếu, cần có các chính sách để hỗ trợ.

Bên cạnh đó, cũng cần chính sách của từng địa phương để hỗ trợ kinh tế tư nhân. Với sự hỗ trợ này, kinh tế tư nhân sẽ bứt phá, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. Nên có chính sách miễn thuế 1-2 năm đầu, đơn giản hóa tất cả các thủ tục về thuế, hỗ trợ họ trong việc khai báo theo kinh tế số… “Khi chúng ta có lực lượng DN này, nền kinh tế sẽ có thêm sức mạnh. Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy, hàng trăm nghìn hộ kinh doanh này đang phát triển bền vững, ít giải thể hơn so với các DN thành lập sau này” - bà Chi chia sẻ.

TS Trần Du Lịch ví von, TPHCM rất cần “lót ổ đại bàng, nhưng cần những cánh rừng để tạo mật cho đàn ong”. Cộng đồng DN cần sự hỗ trợ về đất đai, cơ hội làm ăn, chính sách thuận lợi... “Thành phố hiện có khoảng 5 triệu DN nhỏ. Nếu 10% trong số này phát triển lớn mạnh, sẽ có thêm 1,5 triệu đơn vị quy mô lớn, tạo sức bật cho kinh tế” - Ông Lịch nói.

Khơi thông “cục máu đông”

Kinh tế tư nhân đang ngày càng phát huy vai trò động lực trong phát triển kinh tế của TPHCM. Để tiếp tục thu hút nguồn lực này, thành phố tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, giúp cộng đồng DN phát huy hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, góp phần cùng thành phố đạt mục tiêu tăng trưởng 10% trong năm 2025.

Theo Sở Tài chính TPHCM, thống kê tổng vốn đầu tư thực hiện trong năm 2024 trên địa bàn thành phố cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân (gồm vốn ngoài nhà nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) đang chiếm 77%, trong đó vốn đầu tư ngoài nhà nước là 67,8%, còn lại là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thời gian qua, khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò động lực tăng trưởng, không chỉ tạo công ăn việc làm cho người lao động, mà còn đóng góp rất lớn vào việc duy trì vai trò đầu tàu kinh tế của TPHCM.

Tuy nhiên, hiện nay các DN vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Bên cạnh thị trường xuất khẩu biến động khó lường, những điểm nghẽn trong cơ chế, chính sách cũng làm giảm sức cạnh tranh của DN trên thương trường. Thậm chí, nhiều DN vẫn đang chật vật với chi phí đầu vào như cước tàu biển, nguyên vật liệu… ngày càng tăng cao.

Trước tình hình đó, bà Tô Thị Kim Thoa, Trưởng phòng Phòng Doanh nghiệp, Kinh tế tập thể và tư nhân thuộc Sở Tài chính, cho biết, TPHCM luôn đồng hành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về mặt thủ tục hành chính, cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh, giúp DN tiết giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh. Để cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất - kinh doanh, TPHCM sẽ tận dụng hiệu quả cơ chế đặc thù tại Nghị quyết 98 và 188 về phát triển đường sắt đô thị.

“Trong thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, lệ phí và tiền thuê đất để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thành phố sẽ phát huy vai trò của các Tổ Công tác đặc biệt trong việc rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các công trình, dự án, khu đất trên địa bàn thành phố; nghiên cứu mô hình Tổ công tác làm việc với từng DN công nghệ lớn toàn cầu, nhà đầu tư chiến lược… Đồng thời rà soát, sửa đổi, hoàn thiện những quy định không còn phù hợp, chồng chéo, theo hướng vướng mắc ở đâu, tháo gỡ ở đó” - bà Thoa cho biết.

Ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM cho biết, đang triển khai các giải pháp để các tổ chức tín dụng tuân thủ quy định pháp luật, thực hiện đúng chính sách. NHNN chi nhánh TPHCM sẽ trực tiếp làm việc với các sở ngành và DN để tháo gỡ khó khăn, đồng thời đẩy mạnh kết nối giữa NH và DN thông qua việc triển khai các gói tín dụng ưu đãi cho các lĩnh vực trọng điểm như nông - lâm - sản, nhà ở xã hội, chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao, cà phê…

Năm 2025, ngành ngân hàng trên địa bàn TPHCM tiếp tục tổ chức thực hiện chương trình kết nối ngân hàng - DN, với lãi suất ưu đãi khoảng 4% cho vay ngắn hạn để hỗ trợ DN, mở rộng tăng trưởng tín dụng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong đó, có 18 ngân hàng và các tổ chức tài chính trên địa bàn thành phố đăng ký gói tín dụng ưu đãi hơn 517.000 tỷ đồng. “Đặc biệt, chương trình kết nối ngân hàng - DN trong năm nay sẽ có những đổi mới. Thay vì các cấp quận, huyện chủ trì như ba năm qua, năm nay các tổ chức tín dụng sẽ trực tiếp kết nối với doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực động lực tăng trưởng” - Ông Lệnh thông tin.

Tại phiên họp cuối tháng 2, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được xác định hai bài toán thành phố cần giải trong trước mắt cũng như lâu dài là giải ngân đầu tư công và tháo gỡ những “cục máu đông” của nền kinh tế, đưa các dự án vào vận hành, tạo nguồn thu.

MỚI - NÓNG
Giá vàng lập đỉnh rồi quay đầu, nên mua hay bán lúc này?
Giá vàng lập đỉnh rồi quay đầu, nên mua hay bán lúc này?
TPO - Trong phiên giao dịch chiều nay (1/4), giá vàng quay đầu giảm sau phiên sáng tăng mạnh lên gần mốc 103 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, giá vàng vẫn neo quanh mốc 102 triệu đồng/lượng. Nhiều dự báo cho thấy, sau nhịp tăng mạnh, giá vàng trong nước sẽ quay đầu giảm trong tháng 4 và tháng 5, có khả năng về quanh mốc 90 triệu đồng/lượng.
Tất cả đổ dồn sự chú ý vào cổ phiếu Vingroup
Tất cả đổ dồn sự chú ý vào cổ phiếu Vingroup
TPO - Sau phiên giảm điểm, thị trường hôm nay (1/4) nhanh chóng lấy lại cân bằng. VN-Index mở cửa trong sắc xanh và duy trì tăng điểm cho đến hết phiên giao dịch. Đặc biệt, sự tỏa sáng của cổ phiếu “họ” Vin giúp thị trường tăng hơn 10 điểm, đưa vốn hóa của doanh nghiệp này trở lại top 3 doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Giá vàng lập đỉnh rồi quay đầu, nên mua hay bán lúc này?

Giá vàng lập đỉnh rồi quay đầu, nên mua hay bán lúc này?

TPO - Trong phiên giao dịch chiều nay (1/4), giá vàng quay đầu giảm sau phiên sáng tăng mạnh lên gần mốc 103 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, giá vàng vẫn neo quanh mốc 102 triệu đồng/lượng. Nhiều dự báo cho thấy, sau nhịp tăng mạnh, giá vàng trong nước sẽ quay đầu giảm trong tháng 4 và tháng 5, có khả năng về quanh mốc 90 triệu đồng/lượng.
Tất cả đổ dồn sự chú ý vào cổ phiếu Vingroup

Tất cả đổ dồn sự chú ý vào cổ phiếu Vingroup

TPO - Sau phiên giảm điểm, thị trường hôm nay (1/4) nhanh chóng lấy lại cân bằng. VN-Index mở cửa trong sắc xanh và duy trì tăng điểm cho đến hết phiên giao dịch. Đặc biệt, sự tỏa sáng của cổ phiếu “họ” Vin giúp thị trường tăng hơn 10 điểm, đưa vốn hóa của doanh nghiệp này trở lại top 3 doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán.
Xem xét đề nghị quản lý nhập khẩu máy đào bitcoin

Xem xét đề nghị quản lý nhập khẩu máy đào bitcoin

TPO - Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương vừa đề nghị Bộ Tài chính sớm chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu phân loại, áp mã HS cụ thể đối với mặt hàng máy đào bitcoin để có cơ sở xem xét, đề xuất các biện pháp quản lý nhập khẩu phù hợp.
Quy định mới về nhà ở thương mại, chữ ký số

Quy định mới về nhà ở thương mại, chữ ký số

TPO - Chính sách mới về thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất; phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030; phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số; sử dụng kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bền vững... có hiệu lực từ tháng 4/2025.