Đổi đất lấy cầu qua sông, Hà Nội sẽ giảm ùn tắc?

Ông Vũ Duy Tuấn, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội. Ảnh: Trường Phong
Ông Vũ Duy Tuấn, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội. Ảnh: Trường Phong
TPO - Chiều 12/9, tại giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, lãnh đạo Sở KH&ĐT Hà Nội thông tin về 5 dự án cầu qua sông Hồng và sông Đuống. Nhiều ý kiến băn khoăn, việc xây cầu này kéo theo nhiều dự án đô thị mới, làm tăng dân số cơ học, tăng áp lực giao thông...

Ông Vũ Duy Tuấn, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT thông tin về 5 dự án gồm: xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên; Dự án xây dựng Cầu Đuống 2 và đường nối đến địa phận tỉnh Bắc Ninh; Dự án cầu Trần Hưng Đạo qua sông Hồng; Dự án xây dựng cầu Giang Biên và đường dẫn hai đầu cầu và dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Theo ông Tuấn, tổng mức đầu tư các dự án này quá lớn, ngân sách thành phố không làm được mà phải tính đến phương án đầu tư theo hình thức PPP, trong đó, dự án xây dựng cầu Đuống 2 và đường nối đến địa phận tỉnh Bắc Ninh dự kiến đầu tư theo hình thức BOT, còn lại các dự án khác đều đầu tư theo hình thức BT. Thành phố sẽ giao hàng trăm ha đất cho các nhà đầu tư để đối ứng. “Để đảm bảo thực hiện các dự án này, thành phố đã rà soát, bố trí quỹ đất để cho nhà đầu tư có thể đầu tư các dự án đối ứng, thu hồi vốn theo quy định của pháp luật”, ông Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, với các khu đất này, nhà đầu tư có thể đầu tư các công trình, khu đô thị. Nhiều ý kiến cho rằng, việc xây cầu để giảm ùn tắc, nhưng việc các nhà đầu tư được giao đất để hình thành các khu đô thị mới sẽ làm tăng dân số cơ học, gây ách tắc thêm, ông Tuấn cho rằng, các nhà đầu tư phải đảm bảo theo đúng quy hoạch của thành phố đã duyệt.

Đáng chú ý, trong các khu đất dự kiến giao cho nhà đầu tư có cả quỹ đất ngoài bãi sông Hồng có khả năng khai thác trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch mở rộng tới sát mép nước (khoảng 135ha). Nhiều ý kiến cho rằng, việc này vi phạm luật quản lý đê điều, ông Tuấn cho rằng, sẽ tiếp tục nghiên cứu cho phù hợp vì chưa chính thức phân đất cho bất cứ nhà đầu tư nào. “Cái này phải theo đúng quy hoạch đê điều, để đảm bảo an toàn. Các dự án phải đảm bảo quy hoạch, đảm bảo về giao thông, về dân cư”, ông Tuấn nói.

Trao đổi thêm, ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, với việc đổi đất lấy dự án, tất cả các khu đất phải tuân theo quy hoạch của thành phố. Kể cả việc xây dựng khu nhà ở, khu đô thị thì cũng phải đầu tư xây dựng hoàn thiện về hạ tầng trước. “Tôi khẳng định, với việc xây dựng các cây cầu này đều nằm trong quy hoạch và sẽ giảm được ách tắc giao thông”, ông Tuấn cho biết.

MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.