Độc tố nấm mốc trong gạo, lạc, ngô, đậu có thể gây ung thư

Độc tố nấm mốc trong gạo, lạc, ngô, đậu có thể gây ung thư
Hỏi:Các báo vừa đưa thông tin về loại mỳ gạo làm từ gạo mốc có chứa chất gây ung thư vừa được Trung Quốc phát hiện. Xin bác sĩ cho biết việc ăn phải các loại gạo, lạc hay thực phẩm mốc có thể gây ung thư như thế nào?

Hỏi:Các báo vừa đưa thông tin về loại mỳ gạo làm từ gạo mốc có chứa chất gây ung thư vừa được Trung Quốc phát hiện. Xin bác sĩ cho biết việc ăn phải các loại gạo, lạc hay thực phẩm mốc có thể gây ung thư như thế nào?

Độc tố nấm mốc trong các loại gạo có thể gây ung thư. Ảnh: Internet
Độc tố nấm mốc trong các loại gạo có thể gây ung thư. Ảnh: Internet.

Trả lời

Aflatoxin là một mycotoxin được tiết ra từ nấm Aspergillus và A.parasiyicus, các chủng nấm này phát triển mạnh ở các loại thực phẩm nông sản, thức ăn gia súc, gia cầm như ngô, lạc, đậu…trong các điều kiện thuận lợi nóng và ẩm, nhất là điều kiện thới tiết ở Việt Nam.
Tác hại của độc tố vi nấm này đối với động vật đã được biết đến từ lâu, và đã được chứng minh có thể gây ung thư gan trên thực nghiệm. Người có thể bị nhiễm aflatoxin do ăn phải các loại ngũ cốc bị ô nhiễm hoặc ăn thịt các động vật được nuôi bằng ngũ cốc ô nhiễm aflatoxin. Các nghiên cứu ở những vùng có tỷ lệ ung thư cao trên thế giới đều cho thấy nhiễm độc aflatoxin là nguy cơ chính gây ung thư gan.
Ở trên người, bệnh do nhiễm aflatoxin cấp tính đã được thông báo ở các nước, với các biểu hiện chủ yếu là suy chức năng gan cấp, xơ gan, và hoại tử nhu mô gan.
Trên người, một loạt các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc ung thư gan nguyên phát tăng ở những vùng có tỷ lệ phơi nhiễm cao với aflatoxin, nhưng cơ chế tác động của aflatoxin gây ung thư gan ở người như thế nào vẫn còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên đã tìm thấy sự gắn kết của aflatoxinB1 với DNA của tế bào gan ở những bệnh nhân bị ung thư gan nguyên phát.
Bên cạnh đó còn có sự liên quan giữa nhiễm aflatoxin B1 với sự đột biến gen ở các bệnh nhân này, mà nhiều nhất là sự đột biến gen p53 – một gen kiểm soát sự chết tế bào theo chương trình, khi đột biến gen này sẽ làm đời sống tế bào tăng lên kéo theo nguy cơ tế bào sẽ chuyển thành ác tính.
Tóm lại, aflatoxin có khả năng gây độc tính cấp và mạn ở các loài động vật và con người. Độc tính nguy hiểm nhất là khả năng gây xơ gan và ung thư gan nguyên phát. Do vậy vấn đề bảo quản lương thực thực phẩm, an toàn lương thực thực phẩm, không sử dụng các thực phẩm đã bị hỏng, bị nấm mốc là một vấn đề hết sức quan trọng có ý nghĩa trong việc hạn chế tần suất xuất hiện bệnh ung thư gan nguyên phát.

Bác sĩ Nguyễn Bạch Đằng
Học viện quân y

Theo Viết
MỚI - NÓNG