Doanh nghiệp vẫn kêu bị 'hành' thủ tục, thuế

Doanh nghiệp vẫn gặp phiền hà khi nộp thuế, thực hiện thủ tục hành chính ảnh minh hoạ
Doanh nghiệp vẫn gặp phiền hà khi nộp thuế, thực hiện thủ tục hành chính ảnh minh hoạ
TP - Ngày 22/12, tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) năm 2020, cộng đồng doanh nghiệp đã nêu lên những vướng mắc còn tồn tại, gây ra rào cản khiến doanh nghiệp gặp khó khăn. 

Thuế thấp nhưng nhiêu khê thủ tục

Mở đầu diễn đàn, bà Virginia Foote, Chủ tịch Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam phản ánh, hệ thống thuế của Việt Nam còn nhiều thủ tục hành chính. Dù có mức thuế suất (thuế thu nhập doanh nghiệp) 20% - thấp hơn các nước khác nhưng quy trình nộp thuế còn là gánh nặng với doanh nghiệp.

“Nhiều công ty phải chịu đựng đánh giá kiểm toán không công bằng và thiếu minh bạch cùng các mức phạt liên quan đến thuế. Chúng tôi hy vọng sẽ có cải thiện thực sự về Thoả thuận định giá trước (APA), tạo ra sự ổn định và khả năng dự đoán cần thiết để tích hợp và chuỗi cung ứng toàn cầu”, bà Virginia Foote cho biết.

Theo ông Kim Han Yong, Chủ tịch Phòng thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham), doanh nghiệp (DN) Hàn Quốc khi xin  giấy phép tại Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn. Việc cấp phép cho một số dự án quy mô lớn của Hàn Quốc tại Hà Nội và TP.HCM chậm trễ, do thiếu hướng dẫn pháp lý rõ ràng, gây khó khăn cho hoạt động đầu tư.

Cùng chung ý kiến, ông Tetsu Funayama đến từ Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, DN Nhật Bản đối mặt vấn đề khi thực hiện dự án đầu tư đã được cấp phép hoặc khi lắp đặt nhà máy sản xuất. Một số DN Nhật Bản gặp vấn đề  với thuế và lao động. Giải quyết được những vấn đề trên sẽ góp phần tạo tiền đề quan trọng giúp thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn FDI vào Việt Nam.

“Chúng tôi đề xuất Chính phủ Việt Nam bố trí đầu mối liên hệ chung trong bộ máy chính quyền trung ương để liên lạc với cơ quan có thẩm quyền địa phương và đối ứng tham vấn từ DN nước ngoài. Thông qua liên lạc đầu mối này, DN tìm hiểu chi tiết về quy định pháp luật trước khi đăng ký đầu tư. Từ đó, giảm thiểu rủi ro cho DN FDI khi thực hiện dự án”, ông Tetsu Funayama kiến nghị.

Nhóm công tác về Thuế và Hải quan (VBF) cũng chỉ ra nhiều bất cập trong thực hiện quy chế doanh nghiệp (DN) chế xuất theo Nghị định 82/2018. Dù được cấp phép hoạt động theo cơ chế đối với DN chế xuất nhưng khi nhập khẩu máy móc, thiết bị trong giai đoạn đầu tư, DN không được hưởng ưu đãi, vẫn phải nộp thuế nhập khẩu. Điều này làm tăng gánh nặng tài chính cho DN. Các DN kiến nghị Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 82, nhằm tạo điều kiện cho DN trong quá trình đầu tư kinh doanh.

Đại diện Bộ Tài chính, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết, lắng nghe ý kiến phản ánh của các hiệp hội doanh nghiệp, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu, sửa đổi các quy định về thuế, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp.

Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, năm 2020, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức do sự bùng phát đại dịch COVID-19. Với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong thực hiện mục tiêu kép phục hồi và phát triển kinh tế, đồng thời kiểm soát dịch bệnh, Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tích cực với việc duy trì được tăng trưởng GDP, dự kiến năm 2020 đạt 2,5-3%. Đây cũng là năm cuối của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 - 2020, giai đoạn mà Việt Nam đã vượt qua nhiều thử thách để đạt được những thành tựu rất quan trọng và toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Cả nước đã tập trung phòng chống, kiểm soát tốt dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Cam kết tạo điều kiện cho DN phát triển

Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc, cộng đồng DN mong muốn Chính phủ tiếp tục có hành động cụ thể nhằm giảm chi phí cho DN và đối phó với khó khăn do dịch COVID-19 gây ra. Cùng với đó, cộng đồng DN cũng mong Chính phủ nhanh chóng giải quyết nút thắt đang cản trở DN tận dụng các cơ hội hội nhập từ các FTA nói chung và từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) nói riêng.

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, đại dịch COVID-19, thiên tai, bão lụt nghiêm trọng đã khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Cộng đồng DN gặp vô vàn khó khăn về sản xuất, lưu thông, mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác và tiếp cận các nguồn vốn. Phó Thủ tướng khẳng định, thời gian tới, Chính phủ sẽ kiến tạo môi trường thuận lợi để giúp cộng đồng doanh nghiệp sớm phục hồi và vươn lên, lấy lại động lực phát triển trong trạng thái “bình thường mới”.

“Chính phủ sẽ tăng cường khuyến khích đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư vào hạ tầng cơ sở, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ đó chủ động đón làn sóng đầu tư mới gắn với tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu và chuyển giao công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
TPO - Sáng 8/11, giá vàng trong nước đảo chiều tăng từ 1-1,8 triệu đồng/lượng. Trái ngược với hôm qua khi người dân ồ ạt bán ra, hôm nay nhiều người lại xếp hàng để mua, một số tiệm vàng phải treo biển thông báo hết hàng hoặc tạm ngừng bán.