Theo 'giáo sư Cù Trọng Xoay' Đinh Tiến Dũng, chỉ có sự trừng trị nghiêm khắc của pháp luật mới giải quyết được triệt để tình trạng dâm ô trong xã hội.
Đinh Tiến Dũng - người nổi tiếng với hình ảnh "giáo sư Cù Trọng Xoay" - thường để tóc dài. Nhiều người bảo dị, còn anh thì thành thật: "Tôi lười cắt tóc vì mỗi năm chỉ muốn gặp người cắt tóc 2-3 lần, gặp ít mới có nhiều chuyện để nói".
Cuộc phỏng vấn với Zing.vn diễn ra tại phòng làm việc của anh. Căn phòng vốn là không gian thừa trong kiến trúc của một tòa nhà, được biên kịch Táo Quân sửa sang lại thành nơi làm việc. Thú vị nhất, như lời của "giáo sư" là tại phòng làm việc, anh có thể nhìn thấy tòa chung cư mà mình đang ở.
"Cách hiệu quả nhất để trị những kẻ dâm ô là sự trừng trị của pháp luật"
Một nghệ sĩ từng nhận xét anh là “cây bút trào phúng số một miền Bắc” hiện nay. Theo anh, viết kịch bản trào phúng có phải là một công việc “nguy hiểm”?
- Tôi nghĩ nghề nào cũng có sự “nguy hiểm” riêng của nó thôi. Nghề viết kịch bản trào phúng như tôi thì nguy hiểm nhất là dù đã cố tỏ ra là trào phúng rồi nhưng cũng chẳng mang lại một hiệu quả gì cho người xem. Lúc đó thì vô duyên và nhạt nhẽo lắm.
Nhưng dù sao, đây cũng là một công việc mà tôi tự tin hơn cả, nếu trung bình mỗi ngày chỉ dành ra ba tiếng cho việc viết lách thì tôi cũng đã làm việc này tới hơn 10.000 giờ rồi. Thế nên chắc là tôi cũng phải làm được thì mới làm lâu thế.
Cuộc phỏng vấn với Zing.vn diễn ra tại phòng làm việc của anh. Căn phòng vốn là không gian thừa trong kiến trúc của một tòa nhà, được biên kịch Táo Quân sửa sang lại thành nơi làm việc. Thú vị nhất, như lời của "giáo sư" là tại phòng làm việc, anh có thể nhìn thấy tòa chung cư mà mình đang ở.
"Cách hiệu quả nhất để trị những kẻ dâm ô là sự trừng trị của pháp luật"
Một nghệ sĩ từng nhận xét anh là “cây bút trào phúng số một miền Bắc” hiện nay. Theo anh, viết kịch bản trào phúng có phải là một công việc “nguy hiểm”?
- Tôi nghĩ nghề nào cũng có sự “nguy hiểm” riêng của nó thôi. Nghề viết kịch bản trào phúng như tôi thì nguy hiểm nhất là dù đã cố tỏ ra là trào phúng rồi nhưng cũng chẳng mang lại một hiệu quả gì cho người xem. Lúc đó thì vô duyên và nhạt nhẽo lắm.
Nhưng dù sao, đây cũng là một công việc mà tôi tự tin hơn cả, nếu trung bình mỗi ngày chỉ dành ra ba tiếng cho việc viết lách thì tôi cũng đã làm việc này tới hơn 10.000 giờ rồi. Thế nên chắc là tôi cũng phải làm được thì mới làm lâu thế.
Đinh Tiến Dũng được nhiều người biết đến từ nhân vật "Giáo sư Cù Trọng Xoay", anh đồng thời cũng là biên kịch trào phúng có tiếng.
Anh phải quan sát cuộc sống như thế nào để xây dựng nên những kịch bản trào phúng? - Tôi tranh thủ thu lượm thông tin mọi lúc, mọi nơi, phân loại nó, so sánh nó, phân tích nó rồi… cất vào “kho” dữ liệu trong đầu. Biết đâu lúc nào đó sẽ dùng tới. Đọc báo cũng là một cách hay để lấy thông tin. Như khi tôi làm kịch bản Táo Quân, nhiều người hay đặt câu hỏi: “Có cái nào là không được đưa hay bị cấm không?”. Thực ra, thông tin mà tôi sử dụng đều đã đăng trên báo công khai hết rồi nên cũng không có gì e ngại cả. Chúng tôi chỉ chọn một cách đưa tin khác cho những thông tin đã có mà thôi. Tôi cũng thích cách ngồi ngắm nghía mọi thứ, và tưởng tượng, so sánh kiểu: “Ồ, anh kia trông rất giống cái cây xương rồng” hoặc “Chị sếp mặc cái váy hoa văn quá, trông thật giống bình gốm”. Đấy, kiểu vậy! Nhờ vậy mà thông tin trong đầu mình sẽ luôn phong phú và mới mẻ hơn. Đả kích, lên án vốn là một trong những sức mạnh của hài kịch. Có những thứ pháp luật không giải quyết được, và người ta chờ đợi những tác phẩm hài kịch sẽ lên án. Ví như vụ người đàn ông sàm sỡ trong thang máy chỉ bị phạt 200.000 đồng, anh sẵn sàng xử lý chứ? - Tất nhiên, tôi có thể viết. Và tất nhiên rất nhiều người có thể cảm thấy buồn cười. Nhưng chúng ta cũng cần biết rằng có thể sẽ có những người buồn, đó chính là nạn nhân của câu chuyện. Do vậy, hài kịch, có thể đả kích cái xấu nhưng cũng cần biết phạm vi dừng lại để không ai bị tổn thương. Mọi người có quyền mong muốn vụ 200.000 kia sẽ bị đả kích. Nhưng cuối cùng, phải hiểu rằng những tràng cười của một vở kịch không giải quyết được vấn đề cốt lõi. Cốt lõi vẫn phải là xử lý của pháp luật. Nhưng tính tuyên truyền cũng là một trong những giá trị của hài kịch. Khi hài kịch lên án gay gắt vấn nạn dâm ô trong xã hội, biết đâu những kẻ xấu sẽ chùn bước, e ngại? - Không hẳn. Trước hết chúng ta phải thấy rằng người đàn ông sàm sỡ bị phạt 200.000 đồng, hay người đàn ông dâm ô bé gái trong thang máy,… họ là ai? Họ đều là những người có học thức, họ không hề thiếu hiểu biết, thiếu thông tin để mà cần được tuyên truyền. Vậy khi pháp luật chưa thể xử lý, hài kịch cũng cho rằng lên án không có giá trị. Vậy có cách nào? - Cách hiệu quả nhất phải là sự nghiêm trị của pháp luật và sự lên án của cộng đồng, để chừng nào không còn là 200.000 đồng và sự quên lãng nữa. Tôi hôm nọ đọc báo, thấy có một làng ở Mỹ chỉ dành cho những kẻ dâm ô sau khi ra tù. Những kẻ đó thậm chí bị gắn chip vào chân để đi đến đâu người ta cũng biết, sống gầm cầu, vô gia cư vì không ai nhận vào làm, cũng không thể được cộng đồng đón nhận, và buộc phải đến sống ở những ngôi làng héo lánh. Còn nếu sự lên án chỉ là hời hợt trên mạng xã hội, thỏa mãn sự phẫn nộ trong một thời điểm cao trào hay những tràng cười trào phúng thì không thể có hiệu quả triệt để. Nghĩa là theo anh sự lên án trên mạng xã hội không có tác dụng? - Cũng có chứ, nó phản ánh dư luận và sẽ gây áp lực lên hệ thống pháp luật, và dần dần pháp luật cũng phải thay đổi cho phù hợp hơn, hoàn thiện hơn. Đồng thời nó cũng duy trì sự cảnh giác và nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn nạn này. Nhưng đây là việc phải làm lâu dài, chứ không phải theo từng đợt “sóng like” rồi lại qua mau khi có một đề tài mới hot hơn. Và lên án cũng cần phải văn minh, và tỉnh táo, ai làm người đấy chịu, không nên đánh đồng với người thân, gia đình, tổ chức. “Tuổi trẻ, đừng đánh đổi để mua một căn chung cư”Người ta bảo “một nghề thì sống, đống nghề thì chết”. Anh không đến mức “đống nghề”, nhưng kể ra cũng cùng lúc làm dăm ba công việc, anh có thực sự giàu có? - Tôi nghĩ thế này, nhiều nghề như tôi thì khó giàu nhưng sẽ không chết đói. Muốn giàu từ một nghề thì mình phải thật xuất sắc, đó cũng là cách hay và cũng rất khó. Nhưng như tôi, khi biết một nghề luôn luôn muốn học thêm nghề khác. Làm được nhiều việc hơn mình sẽ “giàu” hơn về các trải nghiệm và những người bạn mới đầy thú vị. Còn về tiền thì tôi không giàu, nhưng cuộc sống thoải mái. Thoải mái có thể hiểu là nhà lầu, xe hơi và tiền tiêu rủng rỉnh, phải không anh? - (Cười). Tôi ở chung cư nên chắc có thể coi là nhà lầu. Xe hơi thì cũng có, quan trọng là nó bao nhiêu tiền. Nhưng cũng phải nói thêm là nhà tôi đang ở là nhà thuê. Tôi thuê gần cơ quan cho tiện, ngồi ở phòng làm việc cũng nhìn được tòa nhà mà mình đang ở.
Nam nghệ sĩ cho biết anh mất tới 15 năm mới mua được một căn chung cư.
Nghĩa là anh chưa có nhà riêng? - Tôi cũng vừa mới mua rồi sau đúng 15 năm đi làm. Tôi cũng trả dần nhưng chưa được nhận nhà. Thực ra, tôi thích ở nhà thuê hơn vì không gian đẹp, thoải mái, tiện lợi. Nếu cũng căn đấy mình không đủ sức mua thì thuê cũng tốt. Làm nhiều nghề, và cũng là người có tiếng nhưng 15 năm mới mua được chung cư. Anh nói thật? - Chuyện mua nhà không hề đơn giản. Nhưng quan trọng hơn là thời tôi còn trẻ, tôi cũng không đặt nặng mình phải có một căn nhà, từ thời độc thân cũng như khi vừa lấy vợ. Tôi dành nhiều thời gian cho những trải nghiệm cuộc sống của mình. Và đến khi quyết định mua nhà mới thấy mệt thật, mỗi đợt nộp tiền là như có một cơn sóng thần cuốn qua tài khoản của mình vậy. Lại phải chạy khắp nơi, nhận đủ loại hợp đồng. Nhưng thấy anh cũng là một KOL trên mạng, mà những bài viết của KOL thì luôn có tiền? - Tôi cũng có quảng cáo, cái này bạn vào trang cá nhân là nhận ra ngay mà. Nhưng tôi khá thận trọng trong việc lựa chọn thông tin quảng cáo. Đã quảng cáo thì phải tìm hiểu rõ ràng. Tôi thường cũng chỉ quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, chứ không kiểu KOL quan điểm. Bởi vì quan điểm sợ lắm, mỗi người một kiểu, không theo được. Nhiều người sẵn sàng nợ nần để mua nhà, anh nghĩ có nên không? - Tôi chỉ thấy nhiều người phải đánh đổi quá nhiều cho căn nhà của mình, tôi nghĩ không nên như vậy. Tuổi trẻ sẽ qua rất nhanh. Tuổi trẻ nên học hành, trau dồi và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, thay vì chỉ biết tập trung dốc sức kiếm tiền. Khi trẻ chúng ta không để tâm nhiều tới sức khỏe, cứ mải mê kiếm tiền, về già lại nhiều bệnh. Mà có khi chưa kịp già, 30-40 tuổi đã có bệnh rồi, một căn nhà đổi lại cho tất cả điều ấy là quá đắt. Quan điểm của tôi là không tất tay cho dự án nào, khi nào đủ mới mua, tránh nợ nần quá lớn. "Tôi là món ăn không thể ăn nhiều"Trở lại với câu chuyện của kịch bản hài, anh có nhiều kịch bản trào phùng xuất sắc, nhưng cũng không ít kịch bản bị chê bai. Anh đón nhận những lời chê như thế nào? - Thông thường đó là những lời chê đúng, và tôi thoải mái. Bình thường mà. Trong 10 kịch bản, tôi nghĩ mình chỉ có khoảng 4 kịch bản là hay, có 6 kịch bản là dở. Sau nhiều năm tỷ lệ này không thay đổi, nên cách duy nhất để làm số kịch bản hay nhiều hơn đó là viết nhiều hơn nữa, và cũng phải chấp nhận kịch bản dở cũng nhiều hơn. Biết làm sao được. Tôi thường không phản ứng với lời chê vì có gì mà phải phản ứng. Như mới đây, tôi dẫn chương trình âm nhạc Music Home, dẫn trực tiếp và cũng có người chê. Nhưng tôi đón nhận, vì âm nhạc với tôi cũng là lĩnh vực mới mẻ và không chuyên. Quan trọng là mình mang đến điều gì khác biệt. Sự khác biệt thì sẽ luôn bị như thế. Tôi từng nghe được câu chuyện có một nhóm diễn viên hài miền Nam toàn ngôi sao hạng A đã từng từ chối kịch bản của anh dù bầu show trong một chương trình ở Hà Nội đã chọn. Thực hư thế nào? - Chuyện này rất bình thường. Kịch bản tôi viết thường là đã biết rõ diễn viên là ai, nên khi viết tôi đã tưởng tượng ra người diễn viên đó nói trong đầu, nên thường đó là kịch bản “đo ni đóng giầy” cho diễn viên đó. Ai khác diễn lại cũng khó, chứ không riêng gì các diễn viên miền Nam. Các diễn mỗi miền cũng khác, miền Bắc thường thoại kiểu “đập nhả”, người chuyền, người sút rất là quy củ, còn miền Nam thường có cách thoại “tấn công tổng lực”, và ai cũng có thể “ghi bàn” làm khán giả cười, đó là vị rất riêng.
Cù Trọng Xoay thừa nhận "dị", "lạ" nhưng là "một món ăn không thể ăn nhiều".
Do vậy, khi họ nhận kịch bản của hài Bắc thì họ phải từ chối thôi. Còn tôi cũng từng viết kịch bản cho các diễn viên hài Nam, tất nhiên là cũng phải biết rõ diễn viên là ai để viết cho phù hợp nên mọi chuyện cũng diễn ra suôn sẻ. Biên kịch không nhiều người nổi tiếng, nhưng anh nổi tiếng. Tại sao? - Chắc vì tôi khác lạ. Nhưng cũng vì lạ nên tôi không phải món có thể ăn nhiều, ăn nhiều quen mất thì làm gì còn lạ nữa. Thế nên tôi chỉ thường “tạt té” tí thôi, nếu thấy cái gì hơi nhiều rồi thì tôi sẽ dừng lại. Tôi tự ý thức được khả năng và giá trị của mình. Anh dị là do anh vô tình hay chủ đích? - Có lẽ là cả hai. Ngày xưa là có chủ đích như một sự trải nghiệm cái cảm giác khác người, bây giờ tôi hết dị rồi. Ngày xưa lúc nào trên người cũng phải đeo lủng lẳng bao nhiêu thứ, nhưng giờ thì đến đồng hồ tôi cũng ngại đeo. Vợ tôi cũng từng thắc mắc “Tại sao anh không chăm chút cho vẻ bề ngoài, lên sóng nhìn cho đỡ cũ kỹ?”. Tôi nghĩ thời gian đâu mà còn chăm chút, rảnh thì dành thời gian cho gia đình hợp lý hơn.
Theo Theo Zing