Dính bầu 'khó đỡ', sợ vô sinh

Dính bầu 'khó đỡ', sợ vô sinh
Biết làm “chuyện ấy” từ khi học cấp 3, Kiều Ngân (22 tuổi, Hà Nội) tâm sự, hồi đó cô và bạn trai đã phải muối mặt đưa nhau đến bệnh viện để "giải quyết hậu quả".

Dính bầu 'khó đỡ', sợ vô sinh

Biết làm “chuyện ấy” từ khi học cấp 3, Kiều Ngân (22 tuổi, Hà Nội) tâm sự, hồi đó cô và bạn trai đã phải muối mặt đưa nhau đến bệnh viện để "giải quyết hậu quả".

Dính bầu 'khó đỡ', sợ vô sinh ảnh 1
 

Những nguyên nhân dính bầu "khó đỡ"

Ngân kể, rất may là lần đầu “đen đủi” ấy, cái thai mới được 5 tuần. Sau khi hút thai, cô không hề bị ra máu hay gặp bất kỳ biến chứng bất thường nào. Tuy nhiên, vì yêu nhau lâu, lại thường xuyên quan hệ như vợ chồng nên một năm trước, Ngân cùng người yêu lại gây ra hậu quả lần nữa. Nhưng lần dính bầu này, cô không hề hay biết. Mãi đến kỳ kinh nguyệt sau, thấy máu ra bất thường lâu quá nên linh tính mách bảo, cô mới dùng que thử thì thấy hiện lên 2 vạch. Hốt hoảng tìm đến bệnh viện thì bác sĩ cho hay cô đã sảy thai.

Chưa kết hôn, chưa sinh con nhưng đã có “tiền án” một lần hút thai công một lần sảy thai, việc này khiến Ngân vô cùng lo lắng. Đã nhiều ngày nay Ngân mất ăn mất ngủ vì suy nghĩ: không biết mình còn có thể mang bầu, sinh con như bao nhiêu người phụ nữ khác không khi đã hơn 1 lần “gây án” như thế.

Cũng mang nỗi lo tương tự, Thu An (24 tuổi) thú nhận cô và bạn trai yêu nhau được 3 năm thì đã 2 lần đi giải quyết “hậu quả” và hiện tại đang là lần thứ 3 “lỡ dính” song chưa biết tính sao.

An chia sẻ, không phải cô thiếu kiến thức, chẳng biết đến phương pháp tránh thai nào, nhưng do lúc làm “chuyện ấy”, cô với bạn trai thường hay “cao hứng”... quên mất bao cao su. Hoặc có đợt uống thuốc ngừa thai hàng ngày thì quên quên nhớ nhớ. Từ cái tật đãng trí, thiếu cẩn thận mà cô mới “nhỡ” liên tục. Hơn nữa, ngoại trừ lần đầu tiên hoang mang vì “bỡ ngỡ”, còn lại cơ địa An có vẻ lành lặn, hút thai xong chỉ hôm trước hôm sau đã “khỏe re”, nên nỗi sợ đâm ra… nhạt nhòa. Có lẽ đó cũng là lí do khiến cô “vô tư bất cẩn”, để sự việc không hay này tái diễn.

An cho biết, 2 lần trước cô đều đi giải quyết sớm khi thai được khoảng 6 tuần và 1 lần làm thủ thuật còn 1 lần là uống thuốc ra thai. Tuy nhiên, với lần thứ 3 này, cô thực sự lo lắng. Hoàn cảnh thì chưa cho phép kết hôn, nhưng nếu chưa sinh con mà cứ nạo hút thai như vậy, liệu một hai năm nữa, cô còn may mắn dính bầu được được không?

Nạo hút - việc "cực chẳng đã"

Chuyên gia Mai Vân (Trung tâm Sức Khỏe Việt 19006690) cho biết, đa số các ca chấm dứt thai kỳ tại các cơ sở sản – phụ khoa có thể thấy các bạn trẻ chiếm đa phần. Nhiều trường hợp khi được hỏi thì lại lầm tưởng đây là một thủ thuật đơn giản mà không ý thức được tính nghiêm trọng của những rủi ro có thể xảy ra. Thậm chí nhiều người còn tìm đến và quyết định thực hiện chấm dứt thai kỳ tại các cơ sở không đủ điều kiện. Không ít trường hợp đã sảy ra tai biến để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Theo các số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thì phá thai là nguyên nhân đứng ở vị trí thứ 3 gây tử vong cho người phụ nữ mang thai. Các vụ phá thai không an toàn dẫn tới 70.000 ca tử vong và 5 triệu ca thương tật mỗi năm.

Chuyên gia Mai Vân cũng nhấn mạnh, khi quyết định chấm dứt thai kỳ, đồng nghĩa bạn phải chấp nhận nhiều nguy cơ như: sang chấn đường sinh sản, xuất huyết, thủng tử cung, vỡ tử cung, rách cổ tử cung, sót nhau, nhiễm trùng hoặc vô sinh (do nhiễm trùng dẫn đến đến tắc nghẽn vòi trứng hay chửa ngoài tử cung ở những lần mang thai sau)...

Tất cả những yếu tố trên đều có thể khiến chị em khó có thai trở lại, dễ bị sảy thai tự nhiên hoặc sinh non. Đặc biệt, khi tiến hành chấm dứt thai kỳ nhiều lần, thành tử cung sẽ trở nên ngày càng “mỏng manh”, dẫn đến nguy cơ vỡ tử cung, băng huyết sẽ rất cao khi thực hiện những lần chấm dứt thai kỳ tiếp theo hoặc khi mang thai lại.

Vì thế, chấm dứt thai kỳ là “việc cực chẳng đã”. Các cặp đôi khi quan hệ trước hôn nhân cần trao đổi và thực hiện nghiêm khắc với bản thân trong vấn đề ngừa thai để tránh những hậu quả không mong muốn, đặc biệt là phái nữ - người trực tiếp hứng chịu nhiều hậu quả nhất.

Ngay cả trong trường hợp “lỡ dính” mà chưa sẵn sàng đối mặt với hôn nhân thì lời khuyên cho các cặp đôi là nên cố gắng khắc phục hoàn cảnh để kết hôn rồi sinh con. Bởi yêu tố tương lai, sức khỏe và tính mạng mới là điều cấp thiết, nhất là với những cô gái đã có “tiền sử” nạo hút thai nhiều lần. Các bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ gia đình để giải quyết mọi việc êm đẹp và tránh hậu quả xấu xảy ra. Hãy nghĩ đến những người không có may mắn được đón nhận hạnh phúc làm mẹ để biết bạn may mắn và được ưu ái thế nào.

Ngoài ra, với những trường hợp đã nhiều lần nạo hút thai hoặc sảy thai, nếu muốn biết chính xác tình trạng sức khỏe sinh sản hiện tại của mình, bạn cần tới các cơ sở chuyên khoa phụ sản để thăm khám thực thể, tiến hành những xét nghiệm chẩn đoán cần thiết như:

- Siêu âm (đầu dò/ổ bụng) nhằm phát hiện các tổn thương tử cung, buồng trứng (dính tắc vòi trứng, u nang, u xơ,…) và khả năng mang thai (độ dày niêm mạc tử cung có đảm bào cho thai bám hay không, tư thế tử cung,…).

- Xét nghiệm máu: nội tiết tố một số xét nghiệm khác kèm theo.

Theo Hoàng Nhi
Tri Thức

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.