Điều chỉnh mạng lưới và ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động buýt

0:00 / 0:00
0:00
TP - Năm 2023 mạng lưới xe buýt tiếp tục được điều chỉnh, hợp lý hóa mạnh mẽ; cùng với đó, công tác quản lý vận hành và phục vụ người dân được áp dụng nhiều giải pháp theo hướng công nghệ hóa đã tạo nên sự phục hồi, tăng trưởng về sản lượng hành khách kỷ lục trong vòng 4 năm qua.
Điều chỉnh mạng lưới và ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động buýt ảnh 1

Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn, lãnh đạo Sở GTVT, Trung tâm HPTC và đại diện các Sở ngành Hà Nội đặt tay chính thức “kích hoạt” triển khai thẻ vé điện tử ngày 28/11/2023

Khách đi xe buýt tăng 30,6%

Ông Thái Hồ Phương, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội - HPTC (Sở GTVT Hà Nội) cho biết, cùng với các tuyến xe buýt truyền thống, xe buýt nhanh (BRT), xe buýt CNG và xe buýt điện vừa đưa vào sử dụng trong 2 năm qua, hiện mạng lưới vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt trên địa bàn thành phố đã có 154 tuyến, trong đó có 132 tuyến buýt có trợ giá, 8 tuyến không trợ giá, 12 tuyến buýt kế cận và 2 tuyến City Tour (buýt 2 tầng).

Trước thực trạng lĩnh vực vận tải nói chung và VTHKCC nói riêng trong mấy năm qua gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID, xe buýt cũng không nằm ngoài xu thế giảm sản lượng hành khách. Do vậy, để tăng hiệu quả sử dụng, hợp lý hóa luồng tuyến, tăng vùng phục vụ của xe buýt… trong năm 2023 HPTC đã chủ động đưa nhiều giải pháp tham mưu để Sở GTVT Hà Nội cho chủ trương thực hiện mạnh mẽ việc rà soát, điều chỉnh mạng lưới lượt, tuyến.

Cụ thể, qua công tác rà soát đã mở rộng thêm vùng phục vụ của xe buýt đến một số khu vực của huyện Ba Vì, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, một số khu vực của huyện Thanh Oai… Cùng với đó, cắt giảm 431 lượt xe/ngày thường và 346 lượt xe/ngày Chủ nhật, giảm 17 xe vận doanh/ngày thường và 11 xe vận doanh/ngày Chủ nhật, tương đương giảm 1,2 triệu km/năm (tương ứng giảm 21,4 tỷ đồng/năm). “Nếu tính từ thời điểm điều chỉnh trong năm 2023 đến hết năm 2023 thành phố đã giảm được 49,2 nghìn lượt xe buýt, giảm 329,4 nghìn km vận hành, tương ứng giảm chi phí khoảng 6,4 tỷ đồng”, ông Phương thông tin.

Bên cạnh đó, để nâng cao hơn nữa hiệu quả mạng lưới, trong năm Sở GTVT đã giao HPTC lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện đề án “Đánh giá tổng thể mạng lưới xe buýt làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm điều chỉnh, nâng cao chất lượng dịch vụ và sản lượng vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố”. Từ thực tế triển khai các giải pháp trên, kết quả điều chỉnh trên dự kiến thu được là thành phố giảm khoảng 11,4 triệu km/năm; chi phí giảm khoảng trên 200 tỷ đồng/năm.

Với việc hợp lý hóa luồng tuyến, mạng xe buýt, tính đến cuối tháng 12, tổng lượt xe vận hành xe trên toàn mạng đã đạt 7,27 triệu lượt, trong đó buýt trợ giá là 6,95 triệu lượt; tổng sản lượng hành khách mạng lưới buýt vận chuyển là 430, với kết quả này, so sánh với năm 2022, sản lượng hành khách xe buýt vận chuyển được trong năm 2023 đã tăng 30,6% - mức tăng cao nhất trong vòng 4 năm qua (từ năm 2019 đến nay). Sản lượng hành khách này cũng giúp cho doanh thu của lĩnh vực xe buýt là 571,2 tỷ đồng, so sánh với năm 2022 con số này cũng tăng trưởng 21,5%.

Điều chỉnh mạng lưới và ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động buýt ảnh 2

Điều chỉnh mạng lưới tuyến hợp lý, ứng dụng công nghệ thanh toán tiện dụng đã góp phần tăng sản lượng khách đi xe buýt năm 2023

Sử dụng thẻ, vé và kết nối buýt bằng công nghệ

Để tăng tính tiện dụng, văn minh và phù hợp xu thế, cùng với đó là nâng cao công tác quản lý, vận hành buýt, trong năm 2023, HPTC đã tham mưu và được Sở GTVT, UBND thành phố cho chủ trương triển khai nhiều giải pháp, chương trình ứng dụng công nghệ để tăng kết nối giữa hành khách với mạng lưới xe buýt nói riêng và VTHKCC trên địa bàn thành phố nói chung.

Cụ thể, thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, từ ngày 28/11/2023, Sở GTVT đã triển khai thí điểm hệ thống vé thanh toán điện tử liên thông đa phương thức cho VTHKCC trên địa bàn thành phố. Đã có 15 tuyến buýt được HPTC lựa chọn triển khai thí điểm, trong đó có 10 tuyến buýt điện áp dụng triển khai vé thanh toán điện tử 1 tuyến; có 5 tuyến buýt (1 tuyến buýt nhanh BRT01 và 4 tuyến buýt truyền thông) được chọn triển khai vé điện tử liên tuyến.

Với sự có mặt và “ấn nút” triển khai dịch vụ thẻ vé điện tử sáng 28/11/2023 của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn, lãnh đạo Trung tâm HPTC và đại diện các sở ngành, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết, mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố đang khai thác vận hành có 154 tuyến buýt, 1 tuyến đường sắt đô thị (tuyến số 2A: Cát Linh – Hà Đông). Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác, thanh toán giá vé chủ yếu được thực hiện thông qua việc sử dụng vé giấy, thanh toán thủ công bằng tiền mặt, điều này gây khó khăn rất lớn trong việc tính toán, phân bổ sản lượng, doanh thu. Do vậy, sau một thời gian Trung tâm HPTC phối hợp với các đơn vị có chuyên môn nghiên cứu, xây dựng giải pháp, đến nay hệ thống vé thanh toán điện tử liên thông đa phương thức đã đủ điều kiện để Sở GTVT Hà Nội triển khai thí điểm trên một số tuyến buýt của thành phố”.

Ông Thái Hồ Phương, Phó Giám đốc phụ trách HPTC – đơn vị triển khai giải pháp thông tin về tính ưu việt của thẻ vé điện tử, ngoài việc thực hiện bán vé và soát vé nhanh chóng, thuận tiện (bằng thiết bị điện tử, không dùng tiền mặt, khi sử dụng thẻ vé điện tử, hành khách không phải đi lại hoặc xếp hàng chờ đợi như thẻ vé giấy), ứng dụng còn đáp ứng các yêu cầu quản lý điều hành mạng lưới tuyến, cho phép tạo ra cơ chế vé linh hoạt để thu hút người dân sử dụng dịch vụ VTHKCC.

Đề cập đến kết quả chỉ sau 1 tháng triển khai đầu tiên (28/11 - 28/12/2023), lãnh đạo HPTC cho biết, thẻ vé điện tử đã thu hút hơn 1,7 triệu lượt khách sử dụng - đây cũng là ứng dụng có số lượng khách đăng ký, sử dụng nhiều nhất trên lĩnh vực VTHKCC sau 1 tháng triển khai kể từ trước đến nay.

Cùng với đó để giúp hành khách dễ dàng tìm kiếm và kết nối với mạng lưới xe buýt, nâng cao công tác giám sát, quản lý, từ tháng 4/2023, HPTC đã triển khai ứng dụng “Busmap Hà Nội”. Khi tải và đăng ký sử dụng, thay vì phải tra bản đồ, qua thiết bị máy tính hoặc điện thoại thông minh, ứng dụng cho phép hành khách nắm bắt, kết nối chi tiết hành trình hoạt động từng xe buýt, mạng lưới buýt trên đường. Sau khi Trung tâm HPTC, Sở GTVT Hà Nội triển khai ứng dụng, chỉ sau 5 tháng ra mắt “Busmap Hà Nội” đã nhanh chóng đứng ở vị trí “tốp” 5 trong bảng xếp hạng ứng dụng dẫn đường được người dùng tìm kiếm nhiều nhất của App Store tại Việt Nam.

Qua rà soát, kiểm tra hoạt động 71/132 tuyến buýt có trợ giá trên địa bàn thành phố. Kết quả dự kiến đạt được ban đầu, điều chỉnh lộ trình: 10 tuyến (số 104, 50, 112, 06, 96, 100, 08, 34, 163, E04); Điều chỉnh lộ trình kết hợp điều chỉnh tần suất dịch vụ: 12 tuyến (số 113, 67, 116, 110, 42, 146, 157, 161, 60, 143, E03, E09); Điều chỉnh tần suất dịch vụ: 43 tuyến (02, 32, 01, 03, 53, 52, 22, 30, 39, 28, 31, 38, 04, 16, 36, 33, 26, 114, 54, 09, 19, 37, 125, 47, 94, 51, 57, 58, 59, 142, 158, 159, 160, 46, 123, 43, 118, 126, E01, E02, E05, E06, E07); Dừng hoạt động 6 tuyến buýt do đang có mức trợ giá của thành phố lớn.

MỚI - NÓNG
Địa ốc 24H: Chuyển nhượng NƠXH vẫn phải đóng tiền đất; hơn 12.000 căn hộ tái định cư bỏ trống
Địa ốc 24H: Chuyển nhượng NƠXH vẫn phải đóng tiền đất; hơn 12.000 căn hộ tái định cư bỏ trống
TPO - Cảnh hoang vắng, đìu hiu trong khu tái định cư Thủ Thiêm; Chưa thực hiện miễn tiền sử dụng đất khi chuyển nhượng NƠXH; Huyện sắp lên quận ở Hà Nội bổ sung hơn 760ha đất làm loạt khu đô thị mới; Ngân hàng nước ngoài được cấp bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai;… là những thông tin nổi bật của Bản tin Địa ốc 24H ngày 6/11.