Điểm nhấn giáo dục: Lương của giáo viên từ 1/7 sẽ thấp hơn hiện tại?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bỏ phụ cấp thâm niên, lương của giáo viên từ 1/7 thấp hơn hiện tại; Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục; Chủ trường Quốc tế Mỹ Việt Nam bị cấm xuất cảnh do nợ thuế;… là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua.

Bỏ phụ cấp thâm niên, lương của giáo viên từ 1/7 thấp hơn hiện tại?

Nghị quyết 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024 nêu, từ 1/7, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018. Trong đó, nội dung nổi bật về việc sắp xếp lại các chế độ phụ cấp.

Cụ thể, sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề, trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức.

Ngoài bỏ phụ cấp thâm niên nghề, Nghị quyết 27 cũng sẽ bãi bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, phụ cấp công vụ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm để đưa vào trong mức lương cơ bản. (xem chi tiết)

Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục

Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế. (xem chi tiết)

Chủ trường Quốc tế Mỹ Việt Nam bị cấm xuất cảnh do nợ thuế

Do nợ thuế nên bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch Hội đồng Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) bị cấm xuất cảnh. Ngoài ra, trường bị đình chỉ tuyển sinh năm học tới.

UBND TPHCM vừa có báo cáo gửi Chính phủ về hoạt động của trường AISVN. Theo báo cáo từ UBND TPHCM, Trường AISVN được thành lập trên cơ sở đề nghị của Công ty Cổ phần Giáo dục Quốc tế Mỹ AIS, do bà Nguyễn Thị Út Em - Chủ tịch Hội đồng quản trị đứng tên đại diện. (xem chi tiết)

Vụ phụ huynh cho con nghỉ học phản đối sáp nhập trường: Hơn 100 học sinh đã đi học trở lại

Sáng 28/3, hơn 100 học sinh trong tổng số 457 học sinh của Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đã đi học trở lại sau vụ việc phụ huynh phản đối sáp nhập trường. (xem chi tiết)

Hà Nội chốt môn thi, lịch thi vào lớp 10 THPT năm 2024-2025

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt Tờ trình của Sở GD&ĐT về phương án tuyển sinh đầu cấp năm học tới. Đối với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi chung với 3 bài thi là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ để tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. Trong đó, thời gian tổ chức kỳ thi diễn ra trong 2 ngày từ 8-9/6. (xem chi tiết)

Thừa Thiên- Huế: Phê bình hiệu trưởng yêu cầu học sinh đi lao động nếu không tham gia dã ngoại có đóng phí

Một hiệu trưởng trường THPT tại thành phố Huế vừa bị Sở GD&ĐT TT-Huế phê bình, yêu cầu nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, xây dựng, triển khai các kế hoạch giáo dục do điều học sinh đi lao động, vệ sinh trường lớp nếu không tham gia dã ngoại, hội trại có đóng phí ở khu du lịch do nhà trường tổ chức. (xem chi tiết)

Hà Nội chốt giảm học phí

Mức thu học phí năm học này ở Hà Nội là 24.000-217.000 đồng một tháng, giảm gần một nửa so với mức cũ.

Chính sách học phí được HĐND thông qua tại kỳ họp chuyên đề hôm nay với gần 95% phiếu tán thành. Như vậy, Hà Nội không tăng học phí trong ba năm liên tiếp.

Theo đó, học phí với trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập năm học 2023-2024 gồm 6 mức (đơn vị: đồng/học sinh/tháng):

Cấp học

Phường, thị trấn

Xã (trừ miền núi)

Xã miền núi

Nhà trẻ, mẫu giáo (không gồm trẻ 5 tuổi), THPT

217.000

95.000

24.000

Trẻ 5 tuổi, tiểu học, THCS

155.000

75.000

19.000

Bậc tiểu học được miễn học phí. Mức học phí với cấp này được thông qua để thành phố làm căn cứ chi ngân sách.

MỚI - NÓNG