Điểm không cao: Cơ hội nào cho thí sinh ứng tuyển ngành Công nghệ thông tin?

Trong những năm gần đây, điểm chuẩn của ngành Công nghệ thông tin (CNTT) luôn ở mức rất cao, tạo thêm nhiều áp lực cho thí sinh đăng ký nhóm ngành này.

Điểm chuẩn cao gây khó khăn ngay từ đầu vào

Trước nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp và sự quan tâm của thí sinh với CNTT tăng mạnh trong nhiều năm gần đây, điểm chuẩn của nhóm ngành này đã liên tục giữ ở mức cao.

Năm 2023, ngành Khoa học máy tính của Đại học Bách khoa Hà Nội yêu cầu 29,42 điểm, trong khi tại Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là 27,85 điểm. Với ngành CNTT, Đại học Công nghiệp Hà Nội yêu cầu 25,19 điểm, Học viện Kỹ thuật mật mã là 26,20 điểm và Đại học Thủy lợi ở mức 25,89 điểm.

Năm 2024, nhóm ngành CNTT vẫn tiếp tục được các chuyên gia dự báo có điểm chuẩn thuộc top đầu. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN dự báo điểm chuẩn ngành CNTT dao động từ 34 - 35,5 điểm (trên thang điểm 40). Không nằm ngoài xu thế đó, Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng đưa ra dự báo cho từng ngành với mức tăng khoảng 0,75 điểm so với năm 2023.

Điểm không cao: Cơ hội nào cho thí sinh ứng tuyển ngành Công nghệ thông tin? ảnh 1

Dự báo điểm chuẩn nhóm ngành CNTT - Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2024(Nguồn: Vietnamnet)

Dễ thấy, nếu thí sinh không đạt trên 25 điểm trong kỳ thi vừa qua, sẽ rất khó để các em có cơ hội trúng tuyển ngành CNTT, đặc biệt trong bối cảnh điểm chuẩn năm 2024 dự báo sẽ có biến động tăng nhẹ.

Tốt nghiệp đại học, nhiều sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp

Làn sóng đầu tư nước ngoài và nỗ lực của chính phủ trong thu hút đầu tư của các doanh nghiệp IT lớn trên thế giới và khu vực vào Việt Nam tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn cho thị trường IT. Tuy nhiên, trước tương lai rộng mở ấy, nguồn nhân lực CNTT tại Việt Nam chưa đáp ứng tốt được yêu cầu cũng như sự phát triển nhanh chóng, liên tục của ngành.

Chia sẻ tại một ngày hội hướng nghiệp, PGS.TS Phạm Mạnh Hà - chuyên gia hướng nghiệp ĐHQGHN thẳng thắn chia sẻ: “Nhiều doanh nghiệp quốc tế đến Việt Nam cần tuyển dụng nhưng rất khó tìm được những sinh viên ra trường có thể bắt tay ngay vào làm việc. Đây là một thực tế mà chúng ta phải nhìn nhận lại quá trình đào tạo để có sự sát sao giữa chương trình đào tạo trong nhà trường với thực tiễn”.

Điểm không cao: Cơ hội nào cho thí sinh ứng tuyển ngành Công nghệ thông tin? ảnh 2

PGS. TS Phạm Mạnh Hà chia sẻ tại ngày hội hướng nghiệp do Aptech Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức

Quan điểm của PGS. TS cũng trùng khớp với nhiều bài phân tích về nguyên nhân thiếu hụt nhân lực ngành CNTT, trong đó có hệ thống giáo dục bởi:

Thứ nhất, thiếu giảng viên giàu kinh nghiệm thực chiến do các chuyên gia trong lĩnh vực CNTT được săn đón với mức lương vượt trội hơn so với trong ngành giáo dục.

Thứ hai, giáo trình thiếu tính cập nhật, chỉ đào tạo từ 3-4 công nghệ lập trình, chưa theo kịp tốc độ phát triển của ngành.

Thứ ba, đa phần sinh viên ra trường chưa làm việc được ngay do thiếu kinh nghiệm thực chiến.

Thứ tư, chưa chú trọng đào tạo Tiếng Anh cho sinh viên trong khi CNTT là một ngành mang tính toàn cầu.

Theo báo cáo về thị trường IT Việt Nam của TopDev, chỉ có 35% trong số 57.000 sinh viên chuyên ngành IT sau khi tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, số còn lại phải đào tạo lại.

Đại học không phải con đường duy nhất để theo đuổi sự nghiệp

Tính đến 17h ngày 30/07/2024, theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, có hơn 330.000 thí sinh bỏ xét tuyển đại học, chiếm 31,5% tổng số thí sinh thi tốt nghiệp THPT. Con số này chỉ rõ sự thay đổi trong nhận thức của một bộ phận phụ huynh và học sinh không cố chạy theo tấm bằng đại học mà tìm kiếm các cơ hội học tập nghề nghiệp gần với thực tiễn hơn, phù hợp với sở thích, năng lực của thí sinh và nhu cầu của thị trường lao động.

Nói về giá trị của bằng đại học, PGS. TS Phạm Mạnh Hà nhấn mạnh: “Nếu chỉ tập trung học vì bằng cấp, sẽ có rất nhiều hậu quả như: chán học, bỏ học giữa chừng hoặc tệ hơn là có bằng đại học nhưng không xin được việc”.

Chia sẻ dưới góc nhìn của nhà tuyển dụng tại ngày hội hướng nghiệp dành cho 2k6, anh Đinh Văn Hoàn - Giám đốc Chiến lược Dự Án Tập đoàn NTT Data Nhật Bản thẳng thắn cho biết: “Bằng đại học không có ý nghĩa với doanh nghiệp chúng tôi. Chúng tôi không tuyển giáo sư, tiến sĩ hay nghiên cứu sinh mà tuyển những kỹ sư CNTT làm được việc, có kinh nghiệm thực chiến… Nếu bạn muốn học về CNTT, Aptech là một trong những nơi đào tạo mà doanh nghiệp chúng tôi tin cậy”.

Điểm không cao: Cơ hội nào cho thí sinh ứng tuyển ngành Công nghệ thông tin? ảnh 3

Sinh viên Aptech tại cơ sở 19 Lê Thanh Nghị được thực hành CNTT ngay từ kỳ học đầu tiên

Xuất hiện trong bài viết truyền cảm hứng cho các bạn trẻ Việt Nam của ông Đỗ Cao Bảo - Phó Tổng giám đốc FPT, chị Ngô Thu Huyền khiến nhiều người không khỏi thán phục về hành trình sự nghiệp đầy nỗ lực của cô gái trẻ 9x dù không sở hữu bất kỳ tấm bằng đại học nào.

Với niềm yêu thích và quyết tâm theo đuổi CNTT nhưng không muốn học những thứ xa vời mà muốn trau dồi kiến thức thực tế, quốc tế hóa nên sau khi tốt nghiệp THPT chị Huyền đã tìm hiểu và lựa chọn theo học Chương trình Đào tạo Lập trình viên Quốc tế 2,5 năm ở Aptech cơ sở 285 Đội Cấn, Ba Đình. Chia sẻ về quá trình học tại đây, chị Huyền cho biết: “Khi học ở Aptech, mình được tham gia thực hiện các bài tập, các dự án theo tiêu chuẩn thực tế. Tuy quy mô dự án không lớn nhưng mình được trải qua tất cả các bước để làm dự án, tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm”. Với những kinh nghiệm thực chiến ấy, chị đã gia nhập FPT Software từ vị trí lập trình viên và phấn đấu không ngừng nghỉ để đảm nhận vai trò giám đốc của FPT chi nhánh Nhật Bản.

Điểm không cao: Cơ hội nào cho thí sinh ứng tuyển ngành Công nghệ thông tin? ảnh 4

Chị Ngô Thu Huyền và ông Đỗ Cao Bảo - Phó Tổng giám đốc FPT

Có chung suy nghĩ muốn học thật, làm thật như chị Huyền, nhiều thí sinh và phụ huynh hiện nay ngày càng nhận thức rõ giá trị của thời gian và hiệu quả đào tạo trong lĩnh vực CNTT. Thay vì dành vài năm đầu đại học cho các môn đại cương, thí sinh và phụ huynh đang tích cực tìm kiếm những trường đào tạo chuyên sâu, tập trung trực tiếp vào ngành học để được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng làm việc thực tế.

Xu hướng này được phản ánh rõ nét qua chia sẻ của thầy Chu Tuấn Anh - Hiệu trưởng Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech. Theo thông tin từ thầy Tuấn Anh, trong suốt tháng 6, tháng 7 vừa qua, website của Aptech Việt Nam tại địa chỉ aptechvietnam.com.vn đã liên tục có lượt truy cập tăng cao đột biến đến từ phụ huynh và thí sinh muốn tìm hiểu về chương trình đào tạo Lập trình viên Quốc tế.

Là lĩnh vực yêu cầu kinh nghiệm thực chiến cao, ngành CNTT chú trọng tìm kiếm nhân sự có năng lực và làm được việc. Do đó, trước ngưỡng cửa chọn trường, không phải cứ cố gắng vào các khoa CNTT với điểm cao là tốt mà quan trọng là thí sinh phải chọn trường đáp ứng đầy đủ những yếu tố thiết thực như giảng viên giàu kinh nghiệm, chương trình cập nhật bám sát thực tiễn, chú trọng đào tạo thực hành và trang bị ngoại ngữ tốt để thỏa mãn nhu cầu của thị trường lao động. Bằng cách đó, thí sinh vừa quẳng được gánh nặng về điểm chuẩn cao, vừa đảm bảo tương lai thực tế: học xong có việc làm và làm được việc.

MỚI - NÓNG
Sở TN&MT Hà Nội nói gì về tình trạng thổi giá, bỏ cọc đấu giá đất?
Sở TN&MT Hà Nội nói gì về tình trạng thổi giá, bỏ cọc đấu giá đất?
TPO - Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, đấu giá đất vừa qua tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức có hiện tượng một nhóm người tham gia đấu giá không có nhu cầu ở, mà để kinh doanh, đầu cơ, trả giá cao hơn giá thị trường sau đó bỏ cọc. Việc đầu cơ dẫn đến phức tạp trong quản lý đất đai.