Thực thể sống lâu nhất hành tinh phải kể đến cây bụi Creosote có tuổi đời khoảng 12.000 năm tuổi ở sa mạc Mojave, California (Mỹ) có cấu trúc hình tròn đặc biệt. Thân mới sẽ thay thế những thân cũ đã chết và có xu hướng phát triển rộng ra nhưng đều chung một gốc.
Cây bụi này có họ hàng với cây mùi tây, tuổi thọ hơn 2.000 năm tuổi, được tìm thấy ở sa mạc Atacama, Chile.
Old Tjikko - cây vân sam cao 4,8m, mọc trên đỉnh núi Fulufjället ở Thụy Điển. Nó được đặt tên “Old Tjikko” (theo tên chú chó cưng của nhà địa chất đã phát hiện ra nó vào năm 2004). Cây vân sam này đã sống qua 9.500 năm trong khí hậu khắc nghiệt của vùng núi Thụy Điển.
Đá stromatolite 2-3.000 tuổi ở Tây Australia là một trong những thực thể sống lâu đời nhất trên hành tinh của chúng ta. Đá stromatolite là cấu trúc đá trầm tích cổ dạng đỉnh tròn hay hình trụ.
Cây thông Huon 10.500 năm tuổi chết ở Tasmania. Thông Huon có màu vàng tuyệt đẹp, là loại gỗ dùng làm đồ nội thất được ưa chuộng nhất thế giới.
Welwitschia Mirablilis là loài cây xấu xí và là loài cây sống lâu bất thường nhất. Welwitschia Mirablilis gây ấn tượng với bộ dạng rách nát, khô héo giống như đang chết dần chết mòn. Đây là loài thực vật hạt trần duy nhất trong bộ Welwitschiales, chỉ mọc ở các vùng sa mạc khô cằn của Namibia và Angola. Lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1859 bởi nhà thực vật học đồng thời là một bác sĩ người Áo Friedrich Welwitsch. Trong ảnh là cây Welwitschia 2.000 năm tuổi ở sa mạc Namib-Naukluft, Namibia.
Cỏ biển 100.000 năm tuổi ở quần đảo Baleric, Tây Ban Nha.
Cây thông Bristlecone được biết đã vượt qua 5.000 năm tuổi.
Cây bạch đàn khoảng 13.000 năm tuổi ở New South Wales, Australia.
.