Súng không giật Davy Crokett có thể bắn đạn hạt nhân. Có hai loại bệ phóng cho Crockett. Một trong hai loại được gắn trên xe Jeep. Một bệ Crockett sẽ được triển khai cùng với 1 trung đội cối, có thể hủy diệt mọi thứ trong bán kính 1 dặm.
Năm 1957, người Mỹ đã đề ra ý tưởng về một tên lửa hạt nhân không đối không mang tên AIR-2 Genie. Thậm chí, loại tên lửa này từng được thử nghiệm năm 1957. Một máy bay chiến đấu đã bắn quả tên lửa gây ra vụ nổ với đương lượng 1,5 kiloton có sức hủy diệt trong phạm vi 300m. Để chứng minh tên lửa này không ảnh hưởng đến các cư dân, một quả tên lửa loại này đã được cho phát nổ trên không với 5 quan chức không quân đứng dưới đất.
Được thiết kế để tiêu diệt tàu ngầm đối phương, Mark 45 có chiều dài gần 6m, tầm bắn 5 đến 8 dặm và có thể tạo ra vụ nổ 11 kiloton.
Tên lửa hạt nhân Uum-44. Đây là một tên lửa được phóng từ tàu ngầm. Sau khi phóng, tên lửa kích hoạt động cơ rời khỏi mặt nước và bay đến một điểm định trước. Ở đó, tên lửa sẽ tách ra, đầu đạn sẽ rơi vào trong nước và kích nổ ở độ sâu mà nó đã được lập trình để tiêu diệt tàu ngầm đối phương.
Mìn hạt nhân. Mặc dù thường được gọi là mìn hạt nhân, vũ khí này ban đầu được thiết kế với mục đích phòng thủ. Một phiên bản khác được biên chế cho 2 người để tập kích vào các mục tiêu sâu trong lòng địch như cảng biển, nhà máy điện hoặc trung tâm liên lạc. Nó có thể được kích nổ từ xa và gây ra một vụ nổ hạt nhân từ 0,5 đến 15 kiloton.
Pháo M65 Atomic Cannon có cỡ nòng lớn, bắn được viên đạn có thể tạo ra vụ nổ hạt nhân từ 15 đến 20 kiloton.
Sau đó những viên đạn hạt nhân có kích thước nhỏ hơn được phát triển để sử dụng với pháo M198 cỡ 155mm.
Bom Mark 16 chỉ tồn tại từ tháng 1 đến tháng 4/1954. Dựa trên thiết kế của quả bom nhiệt hạch đầu tiên – Ivy Mike, người ta đã tạo ra quả bom Mark 16 chứa deuterium được làm lạnh xuống -238 độ F. Nó có thể tạo ra vụ nổ từ 6 đến 8 megaton nhưng sau đó nó bị lỗi thời vì bom nhiệt hạch nhiên liệu rắn đã thành công và không cần phải làm mát.