Dịch COVID-19 biến động khó lường, một ngày Việt Nam thêm hơn 1.000 người cách ly

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Thông tin mới nhất từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang cách ly là 15.429 người, tăng hơn 1.000 người so với ngày hôm qua. 

Việt Nam một ngày thêm hơn 1.000 người cách ly

Tính đến 9h ngày 19/11: Việt Nam có tổng cộng 525 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.Từ 18h ngày 9/11 – 6h sáng 10/11: 1 ca mắc mới.

Số ca bình phục trong 24h qua: 17 ca

Số ca tử vong tới nay: 35 ca

Số ca tiến triển tốt:

- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 19 ca.

- Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 11 ca.

-Số ca âm tính lần 3 với SARS-CoV-2: 9 ca

Số người cách ly: 15.429 người

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 212 người

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 14.262 người

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 955 người

Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 522 ca

Tính đến 9h ngày 10/11, Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 551 ca.

Tại Việt Nam, trong 24h qua, có 3 ca mắc mới đều là các ca nhập cảnh và được cách ly ngay. Đến nay Việt Nam đã chữa khỏi cho 1087 người. Tại thủ đô Hà Nội, từ ngày 17/8 đến nay, đã sang ngày thứ 84 Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới ngoài cộng đồng, tại TP Hồ Chí Minh, đã 101 ngày không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19 ngoài cộng đồng. Việt Nam đã 69 ngày liên tiếp không có ca mắc mới tại cộng đồng.

Việt Nam nằm trong số các quốc gia thành công trong phòng chống dịch COVID-19 kể từ đầu năm tới nay. Bạn bè và dư luận quốc tế đánh giá Việt Nam là một điểm sáng trong cuộc chiến chống COVID-19. Đó là nhờ Chính phủ phản ứng kịp thời, người dân đoàn kết-ủng hộ, cũng như nhờ sớm đưa ra chiến lược xét nghiệm cho phép truy vết các ca bệnh.

Trên thế giới, dịch bệnh vẫn đang biến động không ngừng,  phức tạp và khó lường, nhiều quốc gia đã quay trở lại tình trạng phong tỏa, hạn chế, điều này ảnh hưởng tới đời sống xã hội, nền kinh tế của các quốc gia. Theo các chuyên gia y tế, mùa đông lại là thời điểm rất thuận lợi để dịch bùng phát trên thế giới và Việt Nam, là cơ hội sinh sôi của các loại vi rút cúm, bệnh đường hô hấp. Việc chủ quan, mất cảnh giác, lơ là trong các biện pháp phòng chống dịch sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường. Khi tình hình dịch bệnh COVID-19 của các nước khu vực và thế giới COVID-19 rất nguy hiểm, nguy cơ sẽ tăng lên với Việt Nam khi số lượng người nhập cảnh tăng lên. Ở nhiều tỉnh thành phố, ở nhiều nơi người dẫn vẫn không tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch như đeo khẩu trang, không tụ tập đông người....

Trong thời gian qua, số ca mắc mới tại Việt Nam đều là những ca nhập cảnh, đã được cách ly ngay từ khi vào Việt Nam. Để phòng ngừa dịch COVID-19 xâm nhập, các cơ quan chức năng khu vực cửa khẩu cần siết chặt các biện pháp kiểm soát, xét nghiệm,  cách ly phòng dịch nghiêm ngặt, quyết không để dịch bệnh xâm nhập.  Mỗi người dân nâng cao ý thức phòng ngừa dịch bệnh ở cộng đồng bằng các biện pháp cá nhân và tự phòng bệnh.  Cụ thể là người dân không chủ quan, tập trung duy trì nguyên tắc “5K” của Bộ Y tế. 

Tại các cơ sở y tế, các bệnh viện, cần tiếp tục rà soát, xác định rõ các nguy cơ, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, xem nhẹ dịch bệnh. Đặc biệt, các cơ sở y tế là những nơi cần được nâng cao ý thức phòng ngừa dịch bệnh, đây là nơi đầu tiên mà người mắc bệnh có khả năng tới nhất. Cơ sở y tế cần tranh thủ thời gian dịch ổn định, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt tuyến cơ sở về kiểm soát nhiễm khuẩn...; nâng cao năng lực sử dụng trang thiết bị y tế, máy thở, điều trị ca nặng cho các bệnh viện.

Số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu tăng trên 51,1 triệu người

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 442.624 trường hợp mắc COVID-19 và 6.152 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên trên 51,1 triệu người.

Ngày 9/11, thế giới có tới 145 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 103 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch. So với các ngày qua, số ca tử vong và ca bệnh mới tại nhiều nước trên thế giới ghi nhận trong 24 giờ qua tăng nhẹ trở lại. Dịch tiếp tục chuyển tâm từ Mỹ, Ấn Độ và Brazil sang diện rộng, với số ca mắc cao ở nhiều nước, nhất là tại châu Âu.

Trong 1 ngày qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Mỹ (98.939 ca), Ấn Độ (37.211 ca), Italy (25.271 ca) và Nga (21.798 ca); trong khi đó Pháp (với 548 ca), Mỹ (486 ca), Iran (458 ca) và Ấn Độ (451 ca) ghi nhận số ca tử vong cao nhất.

Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia. Diễn biến dịch bệnh đáng lo ngại xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, sau khi một số quốc gia đối mặt với sự bùng phát đợt dịch mới. Châu Âu lại đang chứng kiến đợt bùng phát dịch mới nghiêm trọng hơn nhiều khi số ca bệnh tăng mại trở lại ở các nước thành viên.

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ. Sau đó là Ấn Độ. Brazil đứng thứ ba.

Riêng trong tuần qua, số bệnh nhân mới tại Mỹ đã tăng tới 36% (tương đương 745.000 người) so với tuần trước đó

Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN vẫn có 4 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Malaysia và Myanmar. Indonesia hiện là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này trong ngày ghi nhận số ca bệnh cũng như tử vong mới cao nhất khu vực.

MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.