Nguy cơ lớn tại Việt Nam khi người nhập cảnh ngày càng tăng
Tính đến 9h00 ngày 9/11/2020, theo thống kê của worldometers.info:
*Thế giới: 50.718.366 người mắc; 1.261.674 người tử vong, 35.780.524 người khỏi bệnh.
218 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.
- Việt Nam đứng thứ 165 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 7/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á. Tại khu vực ASEAN, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh.
* Việt Nam: 1.213 ca mắc COVID-19
Trong đó:
- Số ca điều trị khỏi: 1070 ca.
- Số ca tử vong: 35 ca
Số người cách ly: 14.409 người
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 202 người
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 12.977 người
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 1230 người
Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 522 ca
Tính đến 9h ngày 9/11, Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 551 ca.
Tại Việt Nam, trong 24h qua, không có ca mắc mới, đến nay Việt Nam đã chữa khỏi cho 1070 người. Tại thủ đô Hà Nội, từ ngày 17/8 đến nay, đã sang ngày thứ 83 Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới ngoài cộng đồng, tại TP Hồ Chí Minh, đã 100 ngày không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19 ngoài cộng đồng. Việt Nam đã 68 ngày liên tiếp không có ca mắc mới tại cộng đồng.
Việt Nam nằm trong số các quốc gia thành công trong phòng chống dịch COVID-19 kể từ đầu năm tới nay. Bạn bè và dư luận quốc tế đánh giá Việt Nam là một điểm sáng trong cuộc chiến chống COVID-19. Đó là nhờ chính phủ phản ứng kịp thời, người dân đoàn kết-ủng hộ, cũng như nhờ sớm đưa ra chiến lược xét nghiệm cho phép truy vết các ca bệnh.
Trên thế giới, dịch bệnh vẫn đang biến động không ngừng, phức tạp và khó lường, nhiều quốc gia đã quay trở lại tình trạng phong tỏa, hạn chế, điều này ảnh hưởng tới đời sống xã hội, nền kinh tế của các quốc gia. Theo các chuyên gia y tế, mùa đông lại là thời điểm rất thuận lợi để dịch bùng phát trên thế giới và Việt Nam, là cơ hội sinh sôi của các loại vi rút cúm, bệnh đường hô hấp. Việc chủ quan, mất cảnh giác, lơ là trong các biện pháp phòng chống dịch sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường. Khi tình hình dịch bệnh COVID-19 của các nước khu vực và thế giới COVID-19 rất nguy hiểm, nguy cơ sẽ tăng lên với Việt Nam khi số lượng người nhập cảnh tăng lên. Ở nhiều tỉnh thành phố, ở nhiều nơi người dẫn vẫn không tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch như đeo khẩu trang, không tụ tập đông người....
Trong thời gian qua, số ca mắc mới tại Việt Nam đều là những ca nhập cảnh, đã được cách ly ngay từ khi vào Việt Nam. Để phòng ngừa dịch COVID-19 xâm nhập, các cơ quan chức năng khu vực cửa khẩu cần siêt chặt các biện pháp kiểm soát, xét nghiệm, cách ly phòng dịch nghiêm ngặt, quyết không để dịch bệnh xâm nhập. Mỗi người dân nâng cao ý thức phòng ngừa dịch bệnh ở cộng đồng bằng các biện pháp cá nhân và tự phòng bệnh. Cụ thể là người dân không chủ quan, tập trung duy trì nguyên tắc “5K” của Bộ Y tế. Tại các cơ sở y tế, các bệnh viện, cần tiếp tục rà soát, xác định rõ các nguy cơ, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, xem nhẹ dịch bệnh. Đặc biệt, các cơ sở y tế là những nơi cần được nâng cao ý thức phòng ngừa dịch bệnh, đây là nơi đầu tiên mà người mắc bệnh có khả năng tới nhất. Cơ sở y tế cần tranh thủ thời gian dịch ổn định, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt tuyến cơ sở về kiểm soát nhiễm khuẩn...; nâng cao năng lực sử dụng trang thiết bị y tế, máy thở, điều trị ca nặng cho các bệnh viện.
Châu Âu chứng kiến đợt bùng phát dịch mới nghiêm trọng
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 463.124 trường hợp mắc COVID-19 và 5.727 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên trên 50,7 triệu người.
Đến 9h sáng ngày 9/11, toàn thế giới có gần 51 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 1,2 triệu người đã tử vong, dịch bệnh đã xuất hiện ở 216 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện có hơn 35,7 triệu người khỏi bệnh.
Trong ngày 9/11, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Mỹ (96.363 ca), Ấn Độ (46.661 ca), Pháp (38.619 ca) và Italy (32.616 ca); trong khi đó Ấn Độ (với 491 ca), Mexico (485 ca), Mỹ (480 ca) và Italy (459 ca) ghi nhận số ca tử vong cao nhất.
Trong vòng 1 ngày qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Mỹ (96.363 ca), Ấn Độ (46.661 ca), Pháp (38.619 ca) và Italy (32.616 ca); trong khi đó Ấn Độ (với 491 ca), Mexico (485 ca), Mỹ (480 ca) và Italy (459 ca) ghi nhận số ca tử vong cao nhất.
Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia. Diễn biến dịch bệnh đáng lo ngại xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, sau khi một số quốc gia đối mặt với sự bùng phát đợt dịch mới. Châu Âu lại đang chứng kiến đợt bùng phát dịch mới nghiêm trọng hơn nhiều khi số ca bệnh tăng mại trở lại ở các nước thành viên.
Tại châu Âu, Nga đã ghi nhận ngày thứ 3 liên tiếp có số ca nhiễm mới trên 20.000. Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của Nga cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 20.498 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 1.774.334.
Đến nay các nước ASEAN ghi nhận thêm 8.213 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên gần 24.000 người.
Trong 24 giờ qua hiệp hội ASEAN vẫn có 4 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Malaysia và Myanmar. Indonesia hiện là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này trong ngày ghi nhận số ca bệnh cũng như tử vong mới cao nhất khu vực.