Đi rút ống thông tiểu sau tán sỏi, bác sĩ làm rách niệu đạo bệnh nhân

0:00 / 0:00
0:00
Đi rút ống thông tiểu sau tán sỏi, bác sĩ làm rách niệu đạo bệnh nhân
TPO - Sau khi đến Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) để rút ống sonde JJ niệu quản bàng quang sau quá trình tán sỏi thận, một bệnh nhân bị bác sĩ làm rách, biến dạng niệu đạo. Bệnh nhân này đang yêu cầu ngành chức năng làm rõ trách nhiệm.

Theo phản ánh của anh Nguyễn Quốc Long (42 tuổi, trú xã Đức Giang, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh), sau một tháng nội soi tán sỏi tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, ngày 3/2 anh Long đến tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) huyện Đức Thọ để rút ống sonde JJ niệu quản bàng quang.

Tại đây, anh được bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hồng Cường, Phó giám đốc BVĐK huyện Đức Thọ trực tiếp thăm khám và rút ống sonde JJ niệu quản bàng quang. Thời điểm thăm khám, kết quả siêu âm, xét nghiệm máu, điện tim, sức khỏe của anh Long bình thường. Anh Long cho hay, sau khi bác sĩ gây tê, rút dây thì tiếp tục mổ phanh ở bụng (trên xương mu) khâu mất 10 mũi.

Đi rút ống thông tiểu sau tán sỏi, bác sĩ làm rách niệu đạo bệnh nhân ảnh 1 Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ nơi bệnh nhân Long điều trị.

“Trong quá trình rút ống thông nước tiểu, bàng quang tôi bị căng tức. Bác sĩ Cường có gọi gia đình yêu cầu mổ gấp cho tôi vì gặp sự cố. Khi mổ xong, bác sĩ cũng giải thích do có nhầm lẫn, sai sót lúc xử lý vết thương. Gần 1 tháng trôi qua, tôi vẫn đi tiểu không tự chủ được”, bệnh nhân Long nói.

Cũng theo anh Long, gia đình nhiều lần xin chuyển lên tuyến trên điều trị nhưng bác sĩ không đồng ý. Mãi đến ngày 17/2, anh mới được chuyển ra Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh để điều trị. Sau đó tình trạng ổn hơn nên anh Long xin xuất viện về nhà. Tuy nhiên đến hiện tại mỗi lần đi tiểu, nước chỉ ra được một phần nên bụng phình lên.

“Quá trình Bệnh viện huyện Đức Thọ làm việc tắc trách, gây sự cố khiến tôi như người tàn phế. Tôi mong muốn ngành chức năng vào cuộc làm rõ trách nhiệm này”, anh Long cho biết.

Đi rút ống thông tiểu sau tán sỏi, bác sĩ làm rách niệu đạo bệnh nhân ảnh 2 Phần vết mổ trên bụng bệnh nhân Long.

Liên quan đến sự việc trên, bác sĩ Phạm Hồng Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ, thừa nhận khi rút ống sonde JJ niệu quản bàng quang cho bệnh nhân Long đã xảy ra sự cố khiến niệu đạo bàng quang bị rách. Theo bác sĩ Cường, trường hợp rút ống sonde JJ niệu quản bàng quang sau tán sỏi là thủ thuật đơn giản, có thể thực hiện trong 3-5 phút. Tuy nhiên, nghề bác sĩ không lường trước được những sự cố có thể xảy ra.

Nguyên nhân dẫn đến việc niệu đạo bàng quang bị rách là do khi rút ống sonde JJ niệu quản bàng quang thì bệnh nhân gồng mình. Lo sợ ống nội soi bị gãy nên bác sĩ đã rút ra.

“Khi rút ra đã làm rách niệu đạo bàng quang của bệnh nhân. Tôi buộc phải mổ phanh dẫn lưu đưa nước tiểu ra ngoài, đồng thời để rút dây JJ luôn", bác sĩ Cường giải thích.

Đi rút ống thông tiểu sau tán sỏi, bác sĩ làm rách niệu đạo bệnh nhân ảnh 3 Bác sĩ Cường giải thích sự cố trên.

Bác sĩ Cường lý giải thêm, thời điểm tiến hành rút dây thông tiểu, bác sĩ đã cho thuốc gây tê tại chỗ nhưng khả năng chịu đau của mỗi người khác nhau. Vì thế không thể giữ bệnh nhân không gồng mình.

“Có thể quá trình gây tê, độ vô cảm chưa tốt. Bệnh nhân xin chuyển viện nhưng lúc đó buộc phải mổ gấp để tránh vỡ bàng quang. Trường hợp của anh Long là sự cố y khoa đáng tiếc, đây là lần đầu tiên gặp phải", ông Cường cho biết.

Ông Nguyễn Đình Sơn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ cho biết thêm, trường hợp tai biến như bệnh nhân Long không nhiều, nhưng vẫn có khả năng xảy ra. Phía bác sĩ Cường sau sự cố đã đề xuất giảm viện phí cho anh Long.

“Tiền viện phía của anh Long được giảm 20%,, còn 80% do bảo hiểm chi trả. Hiện Bệnh viện đã báo cáo lên Sở Y tế về việc này, chiều nay (4/3), Sở Y tế sẽ vào làm việc”, ông Sơn nói.

MỚI - NÓNG
Israel tấn công hàng loạt kho vũ khí chiến lược ở Syria
Israel tấn công hàng loạt kho vũ khí chiến lược ở Syria
TPO - Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết, trong 48 giờ qua, hầu hết các kho vũ khí chiến lược ở Syria đã bị tấn công. Hoạt động này được thực hiện nhằm ngăn chặn khả năng vũ khí của Syria rơi vào tay lực lượng đối lập và khủng bố sau sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.