Đêm tân hôn, mẹ chồng gõ cửa đòi giữ của hồi môn

Đêm tân hôn, mẹ chồng gõ cửa đòi giữ của hồi môn
“Ngay đêm tân hôn chưa kịp động phòng, mẹ chồng đã gõ cửa vào hỏi tiền, vàng đâu đưa mẹ để mẹ cất cho, mẹ còn bảo các con còn trẻ chưa biết chi tiêu nên có của nả gì cứ đưa hết cho mẹ giữ hộ”, chị Loan ấm ức kể lại.

Đêm tân hôn, mẹ chồng gõ cửa đòi giữ của hồi môn

“Ngay đêm tân hôn chưa kịp động phòng, mẹ chồng đã gõ cửa vào hỏi tiền, vàng đâu đưa mẹ để mẹ cất cho, mẹ còn bảo các con còn trẻ chưa biết chi tiêu nên có của nả gì cứ đưa hết cho mẹ giữ hộ”, chị Loan ấm ức kể lại.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.
 

Ấm ức vì mẹ chồng giữ hết tiền, vàng cưới

Cả hai vợ chồng đều là con cả nên ngày cưới chị P. Loan (Đại Mỗ, Từ Liêm) được hai bên nội ngoại tặng khá nhiều vàng và trang sức. Đang hí hửng tính toán nên xử lý thế nào với số vàng này thì ngay đêm tân hôn, mẹ chồng đã gõ cửa phòng đòi giữ tiền, vàng cho con dâu.

Chị kể: “Bố mẹ đẻ cho mình 5 chỉ làm của hồi môn, họ hàng hai bên mỗi người tặng 1-2 chỉ, tổng cộng cũng được hơn cây vàng. Mình đang định để lại 1,2 món thỉnh thoảng đeo, số còn lại thì bán lấy tiền gửi ngân hàng tiết kiệm. Nhưng ngay đêm tân hôn, hai vợ chồng đang hí hửng đếm lại tiền mừng thì mẹ chồng gõ cửa hỏi được bao nhiêu thì đưa mẹ giữ hộ vì phòng mình không có két. Mẹ còn bảo hai đứa còn trẻ, chưa biết tính toán chi tiêu nên lĩnh lương về cứ đưa mẹ giữ vì trước giờ mẹ vẫn giữ tiền cho chồng mình”.

Sẽ không có gì ấm ức nếu mẹ chồng chỉ “giữ hộ”, đằng này, khi chị cần dùng đến, hỏi mẹ chồng thì bà lại tra hỏi cần dùng số tiền, vàng đó vào việc gì, rồi lần lữa mãi không chịu đưa.

“Lương hai vợ chồng chỉ để lại mỗi người 2 triệu tiêu vặt, còn lại đưa hết cho mẹ. Mẹ bảo trích ra một phần chi tiêu sinh hoạt chung, phần kia thì tiết kiệm cho hai đứa, nhưng mình cũng chẳng biết là đã được bao nhiêu. Giờ mình có việc riêng cần dùng đến tiền, hỏi thì mẹ cứ tra là việc gì mà cần dùng nhiều tiền thế, rồi bảo tiền mẹ gửi ngân hàng hết rồi, chưa đến kỳ hạn rút, rồi im ỉm luôn chả đưa cho mình xu nào, ngại hỏi nên đành phải về xin mẹ đẻ”, chị ấm ức kể.

Chị bảo, sống chung với gia đình chồng nên chị đã lường trước các mâu thuẫn, cố gắng sao cho quan hệ mẹ chồng – nàng dâu suôn sẻ. Thế nhưng, mẹ chồng đòi giữ tài chính của hai vợ chồng khiến chị khó chịu, chị lại không dám cãi lời vì sợ mất lòng mẹ.

“Tiền của mình mà cứ như đi xin ấy, mỗi lần chi tiêu việc gì lại phải mở miệng ra xin. Mình muốn giữ riêng cũng không được vì mẹ chồng đã quán triệt tư tưởng ngay từ đầu là đưa hết tiền cho mẹ giữ”, chị nói.

Gửi mẹ chồng: vào thì dễ, lấy ra thì khó!

Ba năm sau đám cưới, chị Thu Trang (Hoàng Quốc Việt, HN) vẫn thấy mình “dại” vì đưa hết tiền vàng cho mẹ chồng giữ hộ. “Hồi mới cưới lơ nga lơ ngơ, có bao nhiêu vàng và tiền mừng đưa hết cho mẹ chồng giữ vì nghĩ hai vợ chồng chưa tiêu đến, để trong phòng thì không an toàn. Bình thường chả dám hỏi vì ngại, đến khi sinh bé cần tiền, hỏi bà thì bà bảo đưa cho anh chồng mượn mua nhà hết rồi. Mình cứng họng, chả biết nói gì. Từ bấy đến giờ cũng chả thấy bà hay anh chồng đả động gì đến chuyện đưa lại, mà những 12 chỉ vàng và 20 triệu tiền mừng đấy”.

Chuyện mẹ chồng giữ hộ của hồi môn cho con dâu sẽ không có gì đáng bàn nếu chỉ đơn thuần là giữ hộ. Thế nhưng, theo tổng kết của không ít nàng dâu thì tiền vàng cưới mà gửi mẹ chồng là coi như mất trắng bởi chiếc hòm của mẹ chồng chỉ có cửa vào chứ không có cửa ra.

“Tiền của mình tốt nhất là mình tự giữ, chứ đưa cho mẹ chồng thì xác định không có ngày lấy lại. Gửi thì dễ, lấy ra thì khó. Vợ chồng tôi là một điển hình. Ngày cưới cũng được tặng hơn cây vàng, chưa hết tiệc mẹ chồng đã mon men ra bảo cầm hộ vì sợ mình làm rơi. Lúc đấy chả nghĩ gì nhiều cũng đưa tất. Cứ tưởng sau rồi mẹ đưa lại, ai ngờ sau này có việc cần dùng đến, hỏi thì bà bảo bà bán lấy tiền lo đám cưới hết rồi. Đành thôi, coi như chưa được tặng”, chị Ánh (Tây Hồ, HN) chia sẻ.

Theo K. Minh
Vietnamnet

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.