Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, vào lúc cực điểm, mưa sao băng Quadrantids có thể đạt tới trên 50 vệt sao băng mỗi giờ, thậm chí có lúc còn nhiều hơn.
ông Sơn cũng cho hay, trận mưa sao băng này chỉ kéo dài vài giờ thay vì suốt hai đêm như các trận mưa sao băng lớn khác, vì vậy, Quadrantids được xem là một trận mưa sao băng cỡ trung bình.
Mưa sao băng Quadrantids có vùng trung tâm quanh chòm sao Bootes (Mục phu/Thợ săn gấu). Thời điểm quan sát lý tưởng nhất là khi chòm sao này lên đầy đủ vào rạng sáng 4/1, khoảng từ 2 giờ sáng trở đi. Người quan sát cần chọn góc nhìn rộng, ít ánh sáng từ đèn đường hay đèn của các nhà cao tầng…
Có một điểm khá bất lợi cho người quan sát tại Việt Nam là trận mưa sao băng này diễn ra vào ngày 18/11 (Âm lịch), do đó, ánh trăng sẽ che mất khá nhiều sao băng. Còn tại miền Bắc, thời tiết trong những ngày này có nhiều mây mù, nên việc quan sát sẽ khó khăn. Do đó, người quan sát cần nhìn lên bầu trời, nếu thấy những ngôi sao thông thường thì mới có thể thấy được sao băng.
Tại sao có mưa sao băng
Mưa sao băng xảy ra khi bụi hoặc các mảnh nhỏ từ các tiểu hành tinh hoặc sao chổi đi vào khí quyển Trái đất ở tốc độ rất cao. Khi băng qua khí quyển, chúng va quẹt với các hạt không khí và tạo ra ma sát, làm nóng các mảnh nhỏ. Nhiệt làm bốc hơi đa số mảnh nhỏ, tạo ra cái chúng ta gọi là sao băng.
Đa phần sao băng có thể nhìn thấy được ở độ cao chừng 60 dặm (96,5 km). Một số sao băng lớn nổ tung tóe, gây ra một lóe sáng rực rõ gọi là quả cầu lửa, chúng thường có thể nhìn thấy vào ban ngày và ở xa 30 dặm (48 km) vẫn có thể nghe thấy. Tính trung bình, các sao băng có thể lao vút trong khí quyển ở tốc độ khoảng 30.000 dặm/giờ (48.280 km/h) và đạt tới nhiệt độ khoảng 3000 F (1648 C).
Đa số sao băng rất nhỏ, một số nhỏ xíu như hạt cát, cho nên chúng biến mất trong không khí. Những sao băng lớn rơi tới mặt đất được gọi là thiên thạch và ta hiếm gặp chúng.
Những cơn mưa sao băng trong lịch sử
Có một số đợt mưa sao băng thường kì mà các nhà thiên văn và các nhà quan sát nghiệp dư chờ đợi hằng năm. Mưa sao băng được đặt tên theo chòm sao nơi chúng xuất hiện. Ví dụ, mưa sao băng Orionid đến từ chòm sao Orion tráng lệ, còn mưa sao băng Perseid đến từ chòm sao Perseus.
Mưa sao băng Leonid: Sáng nhất và ấn tượng nhất là mưa sao băng Leonid, nó tạo ra một trận bão sao băng tràn ngập bầu trời với hàng nghìn sao băng mỗi phút lúc cao trào. Thật vậy, thuật ngữ “mưa sao băng” được được tên sau khi các nhà thiên văn quan sát một trong những màn trình diễn ấn tượng nhất của mưa sao băng Leonid vào năm 1833. Những màn trình diễn đẹp mắt nhất của mưa sao băng Leonid xảy ra cách nhau khoảng 33 năm, với đợt mưa lộng lẫy gần nhất là hồi năm 2002; bạn phải chờ đến năm 2028 mới được chiêm ngưỡng đợt mưa cao trào lộng lẫy lần nữa.
Mưa sao băng Perseid: Một cơn mưa sao băng khác đáng để bạn thức đêm chờ đợi là mưa sao băng Perseid, nó gắn liền với sao chổi Swift-Tuttle, ngôi sao chổi mất 133 năm để quay một vòng quanh mặt trời. Trái đất cắt qua quỹ đạo của sao chổi này vào tháng tám hằng năm. Nó không dữ dội như mưa sao băng Leonid, nhưng nó là mưa sao băng được quan sát rộng rãi nhất trong năm, đạt cao trào vào ngày 12 tháng tám với hơn 60 sao băng mỗi phút.
Mưa sao băng Orionid: Mưa sao băng Orionid đến từ sao chổi Halley, ngôi sao chổi quay xung quanh mặt trời mỗi vòng chừng 75 đến 76 năm. Mưa sao băng Orionid diễn ra vào tháng mười hằng năm và có thể kéo dài một tuần, trình diễn khoảng 50 đến 70 sao băng mỗi giờ lúc cực đại.
Mưa sao băng Quadrantid: Mưa sao băng Quadrantid đến từ những mảnh vụn của một tiểu hành tinh gọi là 2003 EH1, có khả năng nó là một phần của một sao chổi đã vỡ hàng thế kỉ trước. Các mảnh vụn đã đi vào khí quyển Trái đất vào đầu tháng 1 năm 2012 và mang lại một màn trình diễn ngắn kéo dài vài giờ đồng hồ.
Mưa sao băng Geminid: Giống mưa sao băng Quadrantid, mưa sao băng Geminid cũng xuất xứ từ các hạt bụi của một tiểu hành tinh, lần này là một tiểu hành tinh gần Trái đất tên gọi là 3200 Phaeton. Các cơn mưa sao băng phần lớn đến từ sao chổi, vì thế việc có một tiểu hành tinh là bố mẹ khiến mưa sao băng Quadrantid và Geminid khác biệt với các mưa sao băng khác. Mưa sao băng Geminid trình diễn tới 40 sao băng mỗi giờ lúc cực đại theo hướng chòm sao Gemini.