Đề xuất sớm có luật về nhà giáo

0:00 / 0:00
0:00
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc với Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc với Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng
TPO - Nội dung này được nêu ra ngày 22/4, khi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc với Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Tại cuộc làm việc, các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận về các nội dung như: sự cần thiết phải có luật về nhà giáo; về triển khai thực hiện Luật Thanh niên; tái cơ cấu ngành du lịch trong bối cảnh đại dịch COVID-19; cơ chế sử dụng chuyên gia; công tác giám sát, giải trình…

Nêu rõ văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh cần hiểu sâu sắc và đầy đủ về vai trò, vị trí của văn hoá trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban.

Do đó, ngoài việc củng cố quy chế hoạt động, tổ chức của Uỷ ban, cần quan tâm xây dựng, phát triển các thành viên, chuyên viên giúp việc giỏi một lĩnh vực nhưng biết nhiều việc, phối hợp chặt chẽ với nhau và có sự tham gia tích cực của các chuyên gia.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban sớm xây dựng văn bản về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trên cơ sở rà soát lại các quy định của pháp luật; quy chế làm việc của Ủy ban.

Về chương trình hành động, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Ủy ban cần xây dựng một đề án về nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của Ủy ban, bám sát vào Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong đó có 8 nhiệm vụ mà Quốc hội khóa XV phải làm.

Nhắc lại những nội dung quan trọng trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nhất là những điểm còn tồn tại, hạn chế, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, trong thời gian tới Ủy ban xác định trách nhiệm để cùng khắc phục những tồn tại, hạn chế này.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, Ủy ban cần nghiên cứu, đánh giá về thực trạng cũng như nghiên cứu định hướng trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và trong Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 10 năm 2021-2030 đối với lĩnh vực mà Ủy ban phụ trách, từ đó xác định định hướng công tác lập pháp.

Về giám sát, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu nghiên cứu đi vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, nếu làm tốt thì sẽ có tác động lan tỏa, tránh làm tràn lan, trên tinh thần gắn với trách nhiệm giải trình, quy trách nhiệm cho từng tập thể, cá nhân trong từng lĩnh vực. Tầm mức của Ủy ban là đi vào những vấn đề hết sức cụ thể mà trọng điểm, thậm chí là những vấn đề nóng; yêu cầu giải trình, làm việc.

Cùng với đó cần huy động sự tham gia của các cơ quan chức năng khác, như Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ… Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội lưu ý tới tính hai mặt, một mặt tăng cường giám sát những vấn đề trọng tâm, cụ thể theo đúng quy định của pháp luật, một mặt chống lạm quyền trong thực hiện giám sát.

MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.